TRUCKER HAT – LẠ MÀ QUEN, QUEN MÀ LẠ
Trucker Hat: dịch nôm na là mũ của những tài xế xe tải đường dài (Sát nghĩa nhất) là một trong những chiếc mũ đã quay lại trong cộng đồng thời trang vào khoảng cuối năm 2019 và xuyên suốt năm 2020. Ở Việt Nam tuy không thịnh hành lắm vào thời điểm hiện tại nhưng vào khoảng năm 2007-2010, chiếc trucker hat này lại làm mưa làm gió tại cộng đồng những người trẻ 9x đời đầu.
Các bạn hãy hỏi các anh chị lúc đó có biết cái mũ lưới đệm trắng không? Chắc chắn là biết rồi – cái đệm trắng ngày xưa còn có trào lưu là custome/ vẽ graffiti,vẽ trái tim lên phần màu trắng đó. Xịt sơn, bôi màu, descontruction – thêm xích cũng có luôn. Đó chính là “Trucker-Hat”. Và cái tên nổi tiếng nhất mà đậm sâu trong đầu các dân chơi 9x không khác ngoài từ “Von-dutch”.
Trucker – Hat hay còn được gọi là “Dad hats”, “Gimme Hats”. Điều này cũng dễ hiểu vì chiếc mũ này gắn liền với những ông chú – ông bác tài xế đường dài hay có niềm đam mê bất tận với xe cộ (Đặc biệt là độ xe). Nguồn gốc của sâu xa hơn thì vào những năm 1960, chiếc mũ này được sử dụng như một đồ “Khuyến mãi”. Lúc đó, Mĩ đang trong giai đoạn hồi phục sau chiến tranh – các công tác hiện đại hóa, công nghiệp hóa được đẩy nhanh tiến độ. Trong đó mạnh mẽ nhất là ứng dụng và tối ưu hóa trong canh tác nông nghiệp và phát triển đường nhựa, đó là nơi mà các chiếc xe tải rải đều khắp các bang nước Mĩ. Trucker-hat theo đó mà tới nhiều nơi trên xứ sở Huê Kì, đánh vào tiềm thức của rất nhiều người.
Tại sao chiếc mũ này lại được yêu thích.
Không như những chiếc mũ kết thông thường, phần kết cấu bằng lưới ở phía sau và phần đệm xốp ở trước mang tới sự tiện dụng cho những người lao động dưới cái nắng nóng gắt gao của Mĩ. Phần gáy nơi mồ hôi tỏa ra nhiều thì lưới mũ giúp tóc dễ thở hơn – thoáng khí hơn, còn phía trước thì đệm xốp vừa mát vừa không bó sát như mũ thông thường – dễ thấm hút mồ hôi. Đó là lí do tại sao những người công nhân và nông dân rất thích sử dụng trucker-hat.
(Lưu ý điểm khác biệt nữa của Trucker – Hat với baseball cap bình thường đó là mũ trucker là làm nên từ 5 tấm “5 panels” trong khi bên kia là 6)
Chiếc mũ cũng dễ tính trong việc “thích nghi” mọi loại kiểu đầu. Xốp – lưỡi – kéo nhựa để điều chỉnh ở phía sau nên dễ dàng tùy biến cho phù hợp với kích cỡ đầu người đội. Với phần đệm xốp màu trắng thường thấy, Trucker Hat có một lợi thế cho việc thể hiện graphic/hình ảnh lên mình.
Thời điểm ngày xưa thông thường là sử dụng công nghệ in, sau này việc thêu mới phổ biến (Vì lúc đó in rẻ hơn còn thêu thông thường là bằng tay nên tốn tiền, tốn thời gian. Mãi thời gian sau khi kĩ thuật thêu trở nên công nghiệp chuẩn xác và rẻ hơn thì người ta mới sử dụng thêu nhiều).
Từ những người bố, người chú rồi truyền tới đứa con – Trucker Hat du nhập và trở thành một vật quen thuộc và xu hướng của thế hệ trẻ Mĩ (Đặc biệt là vùng ngoại ô, nơi những người tài xế sinh sống nhiều). Và các bạn biết tầng lớp bình dân đó lại là cội nguồn của những thứ gì nào? Đúng rồi đấy, đó là các nền văn hóa subculture như hip-hop, punk hay skater/trượt ván. Các thiếu niên còn không ngừng thể hiện sự nổi loạn của mình bằng việc đưa các slogan, các câu nói đậm cái tôi lên trucker – hat để khẳng định chủ quyền của bản thân. Bằng cách đó, trucker-hat nhanh chóng trở thành vật bất li thân của rất nhiều giới trẻ và kéo dài tới tận thế hệ Y2K. Tương tự như Flannel (mà mình cũng đã có bài viết), được sử dụng rất nhiều nên sẽ thành một sản phẩm thời trang được chú ý đến bởi nhiều thương hiệu. Yeah, rất nhiều fashion brand đã đưa trucker – hat vào trong chuỗi sản phẩm của mình.
Cái hay của Trucker-hat đó là việc làm nên form vuông vắn và khỏe mạnh cho phần đầu của người đội. Màu trắng quen thuộc tạo nên điểm nhấn cho khuôn măt của bất kì người sử dụng nào, làm sáng khuôn mặt với đầy đủ tone màu của làn da. Cuối năm 2019 – 2020, với sự trỗi dậy của xu hướng Y2k đã kéo lại chiếc mũ Trucker-hat này sau nào snapbacks, baseball caps và mũ kết thông thường. Để có thể kể tên các thương hiệu làm Trucker-Hat nổi tiếng thì phải nói tới Vondutch, được giới trẻ biết nhiều hơn hiện tại thì chắc có Kapital, Chromehearts...
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
skater caps 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
CÔNG THỨC THÀNH CÔNG CỦA SUPREME - KỲ 02
Nhằm tiếp Series hôm nọ, mình xin viết tiếp về một trong những điều tạo nên sự thành công của Supreme - "The King of Streetwear".
- TÍNH ĐỘC LẠ ĐẾN TỪ KẺ THỨ BA, TỪ VĂN HÓA, TỪ SỰ GẦN GŨI.
Supreme không "Unique" trong sản phẩm nhưng lại "Quái chiêu" trong các tiếp cận khách hàng trong sản phẩm của mình. Chúng ta chẳng bao giờ và cũng chẳng nên "kỳ vọng" về tính thời trang cầu kì như những high-end, luxury fashion brand mà các bạn hãy tôn thờ cả. Supreme là Skatewear brand, nên toàn bộ sản phẩm sẽ chỉ quay quanh hệ sinh thái "Trượt ván" - skater mặc gì để trượt thì Supreme sẽ bán thứ đó. Áo tee, quần, caps, thắt lưng.. Rất đơn giản, rất đường phố.
Nhưng đó dường như là điều chưa đủ để tạo nên sự thành công của Supreme. Cái gì ta không có thì ta vay mượn, cái gì ta không có thì ta lấy thêm từ người khác. Copy/Châm biếm hay cảm hứng, tất cả đều xoay chuyển ngay trên đường phố. Từ những bài hát được remix/mashup lại, đến những bức tranh graffiti dựa trên những sự kiện có thật hay các thông điệp đang diễn ra ngoài kia. Đường phố không cao sang, không nể nang và cũng chẳng sợ bất kỳ 1 ai. Nhưng nó là đời sống hàng ngày - phi thương mại, câu chuyện để thuyết phục một người nào đó bỏ tiền ra mua một thứ "trông thật ngớ ngẩn", "trông thật buồn cười" nhưng lại vô cùng gần gũi với họ. Supreme đã làm được và thành công với điều đó.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ bỏ tiền mua một cục gạch về để trưng bày không? Tất nhiên là không. But hold-up, Viên gạch đó được nung cùng chữ Supreme phía trên - câu chuyện đó lại là hoàn toàn khác.
Bạn hay ăn bánh Oreo theo công thức Xoay bánh - nếm kem - chấm sữa và có thể nghiến cả 1 thanh bánh trong 1 phút 30 s nhưng chấp nhận bỏ một số tiền để mua 1 pack Oreo Supreme màu đỏ chói mà không dám ăn. Chỉ dám chưng?
Cái gì kẻ khác chưa nghĩ ra hoặc không dám làm thì Supreme lại làm. Có kẻ chửi, có kẻ kêu khùng - kêu điên nhưng suy cho cùng, sự quan tâm và độ nghiện của những con chiên Supreme chỉ có tăng thêm mà thôi. Ở thời kì 4.0 bội thực thông tin và lý thuyết như thế này, con người ta mệt mỏi bởi những con số, những bài học. Thứ họ cần là 1 thứ gì đó đi ngược lại những luân thường đạo lí, những công thức khuôn mẫu và Supreme cho họ cảm giác đó.
Cái cảm giác này được cộng hưởng bởi Sự điên của Supreme. Những người mua sự điên của Supreme sẽ thành những kẻ điên "thái quá" trong mắt nhiều người. Người ta quan tâm, người ta nể, người ta chửi những kẻ điên đó - mang tới fame và độ quan tâm trong thế giới social network. Và đó là điều thỏa mãn những kẻ điên đó - thứ mà các thương hiệu thời trang thông thường không làm được. Tâm lý thỏa mãn trong 1 khoảng thời gian nhất thời sẽ thuyết phục những người này yêu Supreme hơn, nghiện Supreme hơn.
NHƯNG - NÓ ĐIÊN, mà phải gần gũi với người dùng. Tức là họ cảm thấy được sự thú vị, sự quen thuộc trong từng sản phẩm mà họ sở hữu mà người khác cũng cảm nhận được điều đó. Đó là lí do vì sao Supreme rất chịu khó hợp tác với các hãng nội thất, phụ kiện - nếu các bạn để ý toàn bộ đều là những thứ xung quanh ta (Ghế, bàn, bóng...) và điều khác lạ chỉ là màu đỏ - trắng cùng logo tiêu biểu của Supreme cùng với mức giá trên trời. Nó tạo thành thương hiệu và sự thành công của Supreme khi thỏa mãn được thói "điên" của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Để giải thích cho điều này, chúng ta sẽ lấy dẫn chứng từ một người cũng vô cùng nổi tiếng trong giới thời trang và streetwear. Được mệnh danh là kẻ tiên phong đưa Streetwear trở thành khái niệm "Cao cấp" - Luxury, Demna Gvaslia/ Giám đốc sáng tạo của Balenciaga, founder của Vetements/ đã nói một điều như thế này:
"The luxury product has changed, unfortunately, in my opinion. The emphasis has gone from quality and craftmanship into the uniquenesss of the product"
"Những sản phẩm cao cấp đã thay đổi, thật không may, đó là điều mà tôi đã luôn nghĩ tới. Điểm nhấn của chúng đã không còn là chất lượng, là đường kim mũi chỉ mà trở thành sự độc lạ của sản phẩm".
Thế hệ trẻ trong giai đoạn 2017-2020 đang tìm kiếm những thứ gì độc lạ, ngầu để khiến họ trở nên đặc biệt hơn so với người khác. Thứ mà những haute couture, high-end fashion kiểu cũ không thể đáp ứng được hoặc ngay cả chính giới trẻ cũng chưa hiểu về điều đó. Chưa biết nên chưa yêu, thay vào đó - sự ăn xổi ở thì trong suy nghĩ và tinh thần đã là bổ trợ cho việc cần những thứ "Độc ngay trước mắt, Lạ ở ngoài kia". Sự thành công của Balenciga dưói thời Demna, sự thành công bởi sự "Chó điên" của Supreme là minh chứng cho điều này.
- ĐỘC LẠ ĐẾN TỪ NHỮNG NGHỆ SĨ
Cái mà mình luôn yêu quý Supreme là họ 'vẫn luôn đường phố" trong cái cách chọn các nghệ sĩ collab/hợp tác cùng mình. Dù có lúc vẫn là "Money talk" với các thương hiệu lừng danh nhưng không hiếm lần Supreme hợp tác với các nghệ sĩ đường phố, những họa sĩ, những tác giả "không đại chúng". Nghĩa là họ có thể nổi tiếng ở vùng của họ, của đất nước họ nhưng nói về độ phổ cập đại trà thì không. So với một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu thì việc này khá "Nguy cơ cao và tiềm ẩn" vì mindset của nhiều thương hiệu và có cả local brands Việt Nam là "Không bán được đồ". But yeah, 1 lần nữa "Supreme don't give a F*CK".
Cái Supreme cần đó là "Văn hóa", đó là sự "Unique" "Độc" và "Lạ". Điều này không đến từ xu hướng thời thượng - nó đến từ bản chất của "Con người", của thứ "Con người" tạo ra - đó là "Tinh thần" "Culture". Có ai sẽ nghĩ một thương hiệu nổi tiếng làm đồ liên quan đến việc "Thủ dâm" "Tình dục" và "Móc cua" chứ, có đấy. Supreme x Toshio Maeda. Toshio Maeda là một họa sĩ truyện tranh hentai nổi tiếng của Nhật Bản.
Nghe có vẻ đi ngược "Luân thường đạo lý" với nhiều nước nhưng yeah! Thời kì 4.0 mà, không lên quần áo thì chúng ta cũng truy cập porn hàng ngày đúng không. Hãy sống với đúng những gì mà chúng ta làm, đừng đeo lớp mặt nạ đạo đức giả mà bọn high-end fashion đang làm nữa. Thế mạnh này của Street/ của Streetwear đã được Supreme khai thác và tạo nên thành công của thương hiệu.
Các nhà thiết kế cao cấp cũng có thể làm điều tương tự như vậy. Nhưng với họ, nghệ thuật và sức ép từ tên tuổi thương hiệu không cho phép họ quá "Lõa lồ", "Thẳng như ruột ngựa" mà phải thêm một chút ít, thêm 1 sự thiết kế, thêm 1 tí này - 1 tí nọ. Và thời trang đó, không phải ai cũng mặc được. Supreme thì "Punch in your face" "Đấm thẳng vào giữa mặt của bạn". Và kẻ nào liều thì kẻ đó thành công.
Nhưng - nó lại càng làm vững chắc cho sự "Quái chiêu" của Supreme. Tâm lý thích "độc, lạ, mới mẻ" của giới trẻ được Supreme thỏa mãn bằng cái máu chơi bời ở trên. Bên cạnh đó, họ cũng giúp giới trẻ biết thêm được những nghệ sĩ đường phố, những nhân tài ẩn danh với tầm nhìn nghệ thuật của họ. Nó lại quay về vấn đề "Cộng đồng" mà mình nói về phía trước.
Để rồi, người thích Supreme vì độc lạ lại thích Supreme hơn. Người yêu thích các nghệ sĩ kia thì cảm thấy tự hào vì sản phẩm từ artist mà họ yêu lại lên được 1 sản phẩm thời trang đến từ một hypebrand. Và từ lúc nào không biết, họ lại có thiện cảm với thương hiệu này - sẵn sàng mua đồ của thương hiệu này và một cách khéo léo, quy mô kinh doanh của Supreme lại nới ra thêm 1 chút nữa.
Tích tiểu thành đại - và đó là thành công của Supreme.
Hôm nay mình cũng chỉ viết tới đây thôi. Nếu các bạn đọc tới đây thì nhớ cho mình biết để tiếp tục series này, không chỉ Supreme mà còn các thương hiệu khác mà các bạn muốn. Nhớ comment và minhyeucacbannhungdechuiditconmemayduakhongdochetbai đã nhé. Cảm ơn mọi người.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle