FASHION SHOW - GIÁ TRỊ CÒN CÓ HAY KHÔNG?
Ngành công nghiệp thời trang hiện nay - được coi là 1 trong những ngành kiếm tiền kinh khủng nhất của quả đất này. Guồng xoáy “Fast fashion” đã cuốn phăng từ những thương hiệu nhỏ lẽ đến các tên tuổi tầm cỡ.
Một năm có bốn mùa - tương ứng với 4 bộ sưu tập mang tên Spring/Summer: Xuân/Hạ, Fall/Winter: Thu/Đông, Resort và Pre-fall - ngoài ra thêm vào đó nữa là các tuần lễ thời trang (Fashion Week) phải đi kèm với các buổi runway, trình diễn thời trang đắt tiền ( Ít nhất là khoảng 2 lần cho 1 năm). Chúng ta có bao giờ tự đặt câu hỏi rằng : Liệu các buổi trình diễn thời trang, có còn quá cần thiết hay không?
Thời thế đã thay đổi - công nghệ đã đánh dấu sự quan trọng của nó trong tất cả mọi thứ, lối sống, cách mua hàng và thời trang cũng vậy. Việc chi nhiều tiền để thực hiện các fashion show - để các thương hiệu showup các bản runway khét tiếng của mình và bán ra 1 bản Ready-to-wear hoàn toàn khác có thực sự cần thiết. Khi mà lượng người theo dõi qua mạng xã hội (Youtube, Instagram hay Facebook) đều có thể nắm rõ được 1 Fashion show hay chi tiết đồ như thế nào chỉ thông qua có còn màn hình. Và xin nhắc lại - ngành thời trang cũng là 1 ngành xả ra môi trường vô số chất độc hại đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng.
Để so sánh - chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử của việc setup Fashion Show như thế nào?
Cái nôi của Fashion show - Theo cuốn lịch sử của ngành công nghiệp thời trang, viết bởi Francessca Sterlacci và Joanne Arbuckle - bắt nguồn từ Paris. Kinh đô của ánh sáng và thời trang, đã là nơi những show diễn thời trang bắt đầu, vào những năm 1800.
Và buổi trình diễn đầu tiên là dựa trên womenswear (Đồ phụ nữ) - thể hiện sự sáng tạo của các nhà thiết kế và cung cấp cho chị em một cái nhìn cụ thể. Chỉ đơn giản là một buổi mặc những sản phẩm trên 5 models nữ khác nhau và diễn ra khoảng 4 lần/ năm.
Lấy nguồn cảm hứng từ Paris - nền tảng đầu tiên của Fashion show được truyền tải tới “Big Four City’ của ngành thời trang. Đó là 4 cái tên mà nhắc tới ai cũng đều biết là Kinh Đô của nền công nghiệp này - bao gồm: Paris, Milan, London và New York.
Dù vậy - “Fashion show” những ngày này vẫn giữ các nguyên tắc vàng của mình. Đó là : “Fashion show” chỉ dành cho những vị khách hàng quan trọng, những khách hàng VIP - những người mua trọng điểm *Mass buyer* và cánh nhà báo (Những người phê bình, editor có máu mặt). Giới công chúng sẽ không được nhìn những sản phẩm có trong fashion show cho đến khi chúng xuất hiện tại các cửa hàng (trung bình từ 4-6 tháng). Chẳng bù bây giờ - fashion show là tầm 1 tiếng sau hình ảnh đầy trên mạng xã hội rồi.
Các bạn có biết vì sao các fashion show tổ chức ra mà Theo một timeline mà không bị trồng chéo không. 4 thành phố lớn với đồ sộ các nhà thiết kế muốn tổ chức fashion show - nên cần 1 kế hoạch để tránh bị nhầm lẫn và không đụng chạm giữa các thương hiệu - cho nên kinh thánh của ngành “Fashion Show” mang tên “Fashion Calendar” (Lịch Thời trang) đã được tạo ra từ những năm 1950s từ những hội đồng thời trang để đảm bảo ai cũng có thể phô diễn được sức mạnh của mình mà không bị trùng với bất kì nhãn hàng nào khác. Năm 2014- Fashion Calendar đã được mua lại bởi CFDA ( Hội đồng những nhà thiết kế thời trang của Mỹ) nhằm thể hiện tham vọng của người Mỹ trong việc kiểm soát được các nhà thiết kế trẻ và xu hướng hiện tại.
Trước những fashion show diễn ra nhỏ lẻ và diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau - ý tưởng Fashion Week được đưa ra để tập trung tất cả những thương hiệu lớn, trẻ và tiềm năng tại chung 1 địa điểm - 1 thời gian để không chỉ thống nhất mà còn tạo ra 1 lễ hội thực sự dành cho những con người đam mê thời trang. Fashion Week bắt đầu vào năm 1993 tại New York, 1 trong Big 4 và kéo dài tới tận ngày hôm nay.
Và tại đây - bên cạnh các fashion show bình thường - thì giống như 1 cuộc thi vậy. Các bạn nên nhớ là mỗi Fashion Show sẽ tập trung rất nhiều Buyers máu mặt, những Bloggers tầm ảnh hưởng lớn và các KOLs (đúng nghĩa là KOLs nhé) có thể thay đổi được tập tính mua của một thị trường. Tất cả anh tài của giới thời trang sẽ tụ tập về Fashion show - cho nên ngoài trình diễn thời trang - đây còn là 1 cơ hội để các brands thi thố, “khè nhau” về concept, ý tưởng - cách thực hiện sân khấu - đạo diễn, cách đi runway. Sao cho độc lạ nhất, sao cho ấn tượng nhất và hấp dẫn những cái tên “máu mặt” nhất. Tất nhiên, chi phí là không hề rẻ.
SỰ THAY ĐỔI - NHỮNG VẾT NỨT ĐẦU TIÊN:
Những cái đầu cáo già và kinh doanh bắt đầu nhúng tay vào Fashion Show. Họ nhận ra các chương trình quá nhiều, số lượng đồ cần lên lịch quá lớn và một điểm nữa rằng: số đồ xuất hiện trong fashion show không được bán ngay lập tức - cũng không bán toàn bộ mà phải tận 6 tháng sau - những người quan tâm mới có cơ hội để sở hữu. Trong khi đó - kinh tế thay đổi, cuộc sống con người cũng thay đổi theo - chìa khoá sống còn hiện tại chính là tiếp cận thị trường để tối ưu hoá việc mua bán - thì Fashion Show như 1 bức tường không hề nhỏ để nắm bắt xu hướng thị trường chung trong thời kì kĩ thuật số.
Những gã nhà giàu - bắt đầu drop tính truyền thống và chạy Theo doanh số và tính thực tiễn. Burberry là người đầu tiên - thay vì 4, giờ chỉ còn 2 collections cho 1 năm - không phân chia menswear và womenswear mà gom lại thành 1 buổi thống nhất, không đặt nặng runway mà còn kết hợp cả đồ “Ready-to-wear” - điều này đồng nghĩa là 6 tháng chỉ là 1 con số thôi - đồ tao làm trên fashion show có thể bán ngay tại cửa hàng chỉ 1 tuần sau đó.
Thời đại đã thay đồi Fashion show một cách rõ ràng nhất. Không còn quá nặng nề về tính bảo mật - ngày nay, các show được thoải mái chụp hình cho các kênh media. Ngoài ra nó còn được livestream - phát trực tiếp cho những khán giả không có mặt tại fashion show, vẫn có thể theo dõi dễ dàng ngay tại phòng riêng của họ. Không nhắm tới khách hàng đặc biệt, các brands bây giờ chú tâm vào khán giả và thị trường đại chúng. Mục đích đã bị thay đổi - không dành cho những người đam mê thời trang thuần nhất nữa - các fashion show ngày nay, chỉ với một mục đích rõ ràng nhất, thu hút càng nhiều người càng tốt - vì lẽ dĩ nhiên, nó sẽ dẫn tới doanh số và tiền càng nhiều.
Fashion show của ngày xưa đang hấp hối những hơi thở cuối cùng - vì dòng chảy của thời đại và công nghệ.
Ngày xưa - các cửa hàng, đối tác là một trong những phần quan trọng của các thương hiệu và fashion designer vì đó là kênh bán chính thống và mang lại hình ảnh thương hiệu của họ. Ngày nay thì không - mọi thứ đều dễ dàng đặt lên website riêng của họ và bán ra tới ngừoi tiêu dùng 1 cách dễ dàng. Nhưng cái thiếu ở đây chính là sự trải nghiệm, sự hiểu concept và nội dung thương hiệu. Cái cảm giác chờ đợi 6 tháng có lẽ đã không bao giờ còn và tồn tại trong thế giới quan nhanh chóng này.
GIÁ TRỊ CỦA ĐỒ RUNWAY?
Các bạn luôn biết rằng đồ Runway luôn có 1 giá trị cực kì cao vì nó không dễ mua và cũng không hẳn là dễ bán ra ngoài. Ngoài ra - vì xuất hiện trong runway với chi phí đầu tư cực kì cao thì giá bán của 1 runway items cũng phải tính Theo công thức GIÁ BÁN = GIÁ SẢN XUẤT + GIÁ MARKETING + GIÁ TỔ CHỨC RUNWAY. Nên tất nhiên, giá cao là chuyện bình thường vì nó cũng là 1 kiểu limited edition dành cho những dân chơi thực thụ.
Và nó là 1 con dao hai lưỡi - khi mà những con cáo già kinh doanh lợi dụng cái mác “Runway” này để thổi phồng các items của họ và bán với giá trên trời. Tiêu biểu chắc là Gucci và Balenciaga -các mặt hàng theo mình nhìn là kiểu ready-to-wear nhưng họ sẵn sàng bỏ trong runway để mang các label” Runway Item” để hợp thức hoá cho những con chiên ngoan đạo về giá trị thực sự của món đồ.
Trong khi đó - so với các brands mang tính lịch sử và thời trang hơn như là CDG, Yohji Yamamoto..thì đồ runway thường giá rất cao vì nó là linh hồn của nhà thiết kế. Chi tiết cầu kỳ, màu sắc không bắt bài được và thường không bán đại trà, chỉ tại các sự kiện vô cùng đặc biệt hay đấu giá - có vẻ những người lớn tuổi vẫn mong muốn giữ lại được giá trị cốt lõi của Fashion show.
Ngoài ra- chi phí runway cũng là 1 chuyện đáng cần nhắc - khi mà công nghệ đã cung cấp cho người xem những cái nhìn chân thực về Fashion show mà họ không cần tham gia. Vậy thực sự chi phí bỏ ra cho 1 runway có cần phải cao một cách quá vô lí như vậy không khi mà mục tiêu khách hàng là đại trà và họ không cần phải trực tiếp tham gia. Tính chất bắc cầu cũng lập nên - khi mà chi phí giảm thì các mác đồ “Runway Item” có cần phải cao như vậy nữa không.
Fashion show đang thay đổi và những giá trị của nó cũng đang thay đổi theo hơi thở của thị trường.
同時也有6部Youtube影片,追蹤數超過36的網紅Shahrin Hashim,也在其Youtube影片中提到,One of the highlight for this year London vacation. We really enjoy this trip. Nice view along the way. Easy access, good facilities, and sufficient f...
「london bloggers」的推薦目錄:
- 關於london bloggers 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於london bloggers 在 Kiewkoi Kwankawin Facebook 的精選貼文
- 關於london bloggers 在 Thái Công Interior Design Facebook 的最佳解答
- 關於london bloggers 在 Shahrin Hashim Youtube 的最佳貼文
- 關於london bloggers 在 Thuvan Pham Youtube 的最佳解答
- 關於london bloggers 在 Apriloves Youtube 的精選貼文
- 關於london bloggers 在 Ian London's Blog 的評價
london bloggers 在 Kiewkoi Kwankawin Facebook 的精選貼文
#รีวิวอังกฤษ #เปิดทริปจุดเช็คอินไอจีในเมืองผู้ดีอังกฤษ2019 💁♀️✈️
🇬🇧มาแล้วววว จะเล่าให้ฟังค่ะ ว่าทริปนี้เป็นครั้งแรกของการไปเยือนลอนด้อนน เป็นการไปเที่ยวที่รู้สึกตื่นเต้นสุดๆ ก่อนไปเลยได้ทำการบ้านไปอย่างตั้งอกตั้งใจว่าอยากไปที่ไหนบ้าง หาข้อมูลของสถานที่ท่องเที่ยวต่างๆ หา Reference แน่นๆ แต่งตัวยังไงให้เข้ากับสถานที่นั้นๆ และมุมไหนที่เป็นมุมยอดฮิต ที่เหล่า Bloggersเค้าไปเช็คอินกัน><
📍โพสต์นี้เลยรวบรวม สถานที่ท่องเที่ยวต่างๆที่เกี่ยวก้อยไป มีทั้งในเมือง London Bath และ Cotswolds รวมไปถึงร้านคาเฟ่เก๋ๆ ร้านอาหารที่ควรค่าแก่การไปเยือนมาให้เพื่อนๆชมกันค่าา🍰🌅
อ้อ!! ก้อยไปช่วงเดือน สิงหาคมนะคะ อากาศเริ่มเย็นๆ ไปถึงขั้นหนาวเลยทีเดียว🤧 ใครที่จะไปเที่ยวช่วงนี้ เตรียมชุดไปเผื่อหนาว เตรียมร่มเผื่อฝนด้วยนะคะ และแน่นอนว่าอังกฤษ เราต้องเจอกันอีกแน่ๆ (ขอเก็บเงินก่อน><) ประเทศอะไรมีเสน่ห์สุดๆ ! มาที่เดียวครบทุกรส ทั้งความเมือง ตื่นตาตื่นใจ ธรรมชาติก็ได้ อาหารก็ดี ช้อปปิ้งก็เริ่ด!!! เป็น Destination ที่ควรมาให้ได้ซักครั้งในชีวิตจริงๆค่ะ
💁♀️😜ก่อนไปชมรูป
❤️ ฝาก IG ไว้ด้วยนะก้ะ : Kiewkoi
❤️ฝากกดไลค์ กดแชร์เป็นกำลังใจให้ด้วยนะค้า
ผิดพลาดประการใดขออภัยด้วยค่ะ
นานๆรีวิวที>~< ติชมสอบถามได้น๊าา
ยินดีแนะนำค่าา😉
พร้อมแล้วไปเล้ยยยยย>>>>💃
london bloggers 在 Thái Công Interior Design Facebook 的最佳解答
ĐI DU LỊCH CÓ PHONG CÁCH
Bài: Quách Thái Công
“Travel in style” không nhất thiết phụ thuộc vào túi tiền nếu chúng ta có gout thẩm mỹ và phong cách sống.” – NTK Nội thất Quách Thái Công.
Có rất nhiều địa điểm thú vị và phổ biến nhưng chưa đúng thời điểm vì chúng nằm ngoài khả năng về thời gian hoặc tài chính, nên lựa chọn những điểm đến thích hợp với bản thân hơn. Với một khoản chi phí khiêm tốn, có lẽ không nên chọn một nơi đắt đỏ như Monaco, London, Venice, St. Barth, Mykonos… để rồi trở thành một vị “khách hàng rào” chỉ được ngắm nhìn từ bên ngoài chứ không thể tận hưởng thực tế bên trong vì một đêm trong khách sạn hoặc một bữa ăn có thể bằng cả một chuyến du lịch. Để tránh tình huống phải “bào chữa” cho sự thiếu hụt điều kiện từ những nhu cầu “sang chảnh” của người yêu, vợ hoặc con cái thì tốt nhất đừng nên chọn những địa điểm này để đến. Thay vào đó, cũng cùng một ngân sách, chúng ta hoàn toàn có thể tận hưởng một kỳ nghỉ “xa xỉ” với ẩm thực phong phú, phong cảnh kỳ vĩ và văn hóa không kém phần độc đáo ở đất nước nào đó gần hơn hoặc không phổ biến lắm.
Hầu như, nhiều người lần đầu đi Paris đều chọn đến tháp Eiffel. Thế nhưng, bạn phải chứng kiến sự xô bồ giữa hàng ngàn khách du lịch chen chút, những âm thanh hỗn loạn giữa hàng trăm tiếng nói và những lời chào mời từ những người bán đồ lưu niệm, bạn phải mất 4-5 giờ để xếp hàng cho hành trình lên tháp. Bên cạnh đó, phần lớn những món đồ chơi nhỏ như tháp Eiffel nhựa màu, móc khoá và hàng trăm đồ lưu niệm khác đều không liên quan đến văn hoá bản địa thực sự, mà lại được nhập từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ… Đây sẽ là những hình ảnh dễ làm du khách thất vọng, hoang phí và tiếc nuối cho thời gian và tiền bạc cho hành trình đến Pháp.
Thay vì chạy theo trào lưu và số đông, phong cách và cá tính của mỗi người được thể hiện ở cách chúng ta biết chọn “ lối đi riêng” để thưởng thức văn hóa bản địa trọn vẹn hơn. Trường hợp với Pháp, để cảm nhận một lối sống lãng mạn, thanh lịch nổi tiếng của các “Parisian” – người Paris - một cách chân thật nhất, tôi gợi ý hãy ngồi ở một quán café ven đường, thưởng thức một tách Café au lait nóng, cùng một chiếc bánh croissant và thong thả ngắm nhìn nhịp sống đang diễn ra tại “kinh đô ánh sáng”. Tôi chắc rằng hương vị cà phê và chiếc bánh croissant sẽ mang đến cho chúng ta nhiều chất “Paris” hơn cả việc phải đặt chân đến tháp Eiffel. Một cách khác để thưởng ngoạn trọn vẹn thủ đô nước Pháp đó là thong dong trên con phố St Germain des Prés, khám phá và tự tìm cho mình những cuốn sách yêu thích từ những cửa tiệm sách truyền thống đã có hàng trăm năm tuổi. Hoặc là có thể để mình trầm ngâm trong những phòng tranh nghệ thuật khiêm tốn. Điều này có khi còn thú vị hơn rất nhiều so với việc phải chen chút xếp hàng để vào bảo tàng Louvre, nơi mà lúc nào cũng đông nghịt và quá tải vì du khách. Có đôi khi, cái đẹp của một thành phố không nằm ở những nơi luôn được ca ngợi mà lại được thể hiện ở những điều bình dị nhất nhưng lại mang theo linh hồn văn hóa địa phương một cách rõ ràng nhất.
Đôi khi tôi tò mò tự hỏi rằng nếu đến Paris chỉ để sở hữu một bức hình “check-in” với tháp Eiffel rồi về, thì liệu việc ghé thăm những địa danh nổi tiếng ấy còn ý nghĩa cho một kỳ nghỉ để tận hưởng và trải nghiệm văn hoá nữa hay không?
Câu hỏi này cũng đồng thời mở ra nhiều vấn đề khác xoay quanh việc đi du lịch ngày nay. Hiện ngày càng có nhiều hãng lữ hành muốn thúc đẩy doanh số bằng các quảng cáo và khuyến mãi như “Khám phá 6 nước châu Âu chỉ trong một tuần”. Đây có thể gọi là kiểu “du lịch mì ăn liền” hay “du lịch hành xác”. Tôi không đồng tình với cách du lịch như vậy vì những tour du lịch kiểu này có thể khiến bản thân du khách không những không tận hưởng được kỳ nghỉ, không nhận được giá trị thực sự của chuyến đi mà có khi còn mang thêm sự mệt mỏi cho bản thân.
Ảnh chỉ là ảo ảnh!
Với tốc độ lan tỏa của internet, có lẽ chúng ta có quá nhiều ảo tưởng tốt đẹp về điểm đến do được tô vẽ bởi truyền thông và các trang mạng xã hội. Thực tế, nếu chúng ta thăm Rom, Venice, Santorini... hiện giờ bị vây quanh bởi hàng trăm ngàn du khách cùng lúc và chìm trong rác thải và xuống cấp nghiêm trọng. Kể cả ở Việt Nam, những địa danh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long cũng đối mặt nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng cảnh quan vì số lượng lớn tàu thuyền và du khách. Phố cổ Hội An cũng đối mặt tình trạng quá tải du khách và bị mất đi ít nhiều bản sắc vì tràn ngập cửa hàng và quà lưu niệm được làm theo kiểu sản xuất hàng loạt!
Tháng 6.2019, hãng CNBC đã từng xuất bản một bài phân tích của nhà báo Harriet Baskas về việc ngày càng có nhiều nước trên thế giới từ Tây sang Đông đang thực hiện nhiều chính sách nhằm chống lại tình trạng du lịch quá tải. Nhiều cư dân bản địa tại tại Tây Ban Nha, Ý, Peru, Bhutan… cũng phản đối tình trạng quá tải du khách, đặc biệt là những tour giá rẻ đông đúc cùng với nhiều du khách thiếu trách nhiệm gây ra tình trạng ô nhiễm, đe dọa di tích, cảnh quan và nhiều công trình lịch sử.
Với lượng du khách khổng lồ như tại Venice khoảng 20 triệu du khách/năm trong khi cư dân bản địa chỉ khoảng 261.000 người; Paris có 17 triệu du khách/năm trong khi cư dân bản địa chỉ khoảng 2,1 triệu người và Amsterdam đón khoảng 19 triệu du khách/năm trong khi số lượng cư dân của thành phố chỉ 1 triệu người (dữ liệu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới – WTTC và Wikipedia), những thành phố xinh đẹp này không còn giữ được vẻ đẹp lịch lãm, lãng mạn biểu tượng của mình như những gì chúng ta từng biết.
Không còn những con đường nhỏ nên thơ, những công viên ngập hoa vắng người, tôi chứng kiến Venice đang “thoi thóp” trong sự tàn phá bởi biển người. Không những vậy, đi cùng với sức lan tỏa của mạng xã hội, mà trong lĩnh vực du lịch là ứng dụng Instagram; sự “sống ảo” như hình ảnh cô gái ngồi thuyền Gondola trên kênh đào Venice vắng vẻ hoặc hình ảnh hoang sơ của chùa dát vàng Kinkaku-ji ở Kyoto… hoàn toàn phi thực tế. Sự thật cho thấy đó chỉ là sự cố gắng bắt lấy khoảnh khắc giữa hàng ngàn du khách chen lấn xung quanh. Thêm vào đó là những bài “reviews” của các travel bloggers không liên quan nhiều đến phong cách du lịch thực tế, mà đó chỉ như những chuyến đi công tác để chụp hình và lên bài.
“Đi du lịch không phải là đích đến mà là cả một hành trình”
Làm thế nào để du lịch có phong cách? Phong cách được quyết định bởi kiến thức, văn hoá, trải nghiệm, kết hợp cùng cảm nghĩ của bản thân tạo nên cái gout riêng của mỗi người. Và với việc đi du lịch, phong cách thể hiện ở cách hưởng thụ và trải nghiệm điểm đến. Do vậy, du lịch có phong cách không phải là chọn điểm đến nổi tiếng hay ăn ở sang trọng mà đó phải là việc biết cách hưởng thụ đúng với những gì bản thân xứng đáng. Vì thế, tôi cho rằng “Travel in style” không chỉ dành cho người giàu có, mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu phong cách du lịch, chỉ cần bản thân có gout riêng, hiểu rõ mình muốn gì, thích gì và biết cách lựa chọn những điều đó trong khả năng cho phép. Những trải nghiệm trọn vẹn cùng với nhiều yếu tố khác sẽ tạo nên cuộc hành trình, đó mới chính thực sự là một “điểm đến” hoàn hảo. Như một câu nói trong Phật giáo: “Hạnh phúc không phải là đích đến mà là cả một hành trình”.
TIP: Kỳ nghỉ trọn vẹn với 3 “KHÔNG”
Du lịch có phong cách trong thời buổi hiện nay sẽ ra sao? Với tôi, tận hưởng chuyến du lịch một cách trọn vẹn nhất gồm có 3 chữ “KHÔNG”, được áp dụng cho mọi kì nghỉ: “không đi vào mùa cao điểm; không ở một nơi ít hơn 4-5 đêm và không lựa chọn những điểm đến quá phổ biến”. Hai lựa chọn đầu là để đảm bảo cho bản thân có đủ thời gian và không gian để tận hưởng điểm đến một cách trọn vẹn nhất. Và chữ “không” cuối cùng là cách tôi khuyến khích chọn để chúng ta bước lùi lại nhưng vẫn có thể cảm nhận điểm đến nhiều hơn và sâu sắc hơn.
london bloggers 在 Shahrin Hashim Youtube 的最佳貼文
One of the highlight for this year London vacation. We really enjoy this trip. Nice view along the way. Easy access, good facilities, and sufficient food outlets.
I hope they can expand further in the future to cater for more branded outlets.
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/H2vTgTgkMo0/hqdefault.jpg)
london bloggers 在 Thuvan Pham Youtube 的最佳解答
WATCH IN HD :))))
Hey guys!!!!
My sister and her boyfriend went to London and I told them to record their trip so I could make a vlog for them. I enjoy making videos even if it's not my own video. I hope you guys like this vlog and see you in my next video!
Lots of loveeeee,
Thuvan
MUSIC:
- Victors - Feels
- Vibes ep. 6 - a drone sunset (search it up on yt)
- JPB - DWMU (ft. Anuka)
- Melange - Anvion
➳ Instagram: Thuvnn
➳ Snapchat: Thuvnn
➳ Business Inquiries: Thuvnnbeauty@gmail.com
EQUIPMENT:
Camera Sony A5100
iMovie for editing
FTC: This video is not sponsored!
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/3MhKUFAiJeg/hqdefault.jpg)
london bloggers 在 Apriloves Youtube 的精選貼文
Hi my lovelies,
I'm back! Here is a video about my stay at QbicHotel with some fellow bloggers. The stay was organised by my friend May (Twitter: @MayYinLee). We got a complimentary stay at QBic Hotel London along with a yummy dinner and a cute animal onesie.
I had a really great time. Food was great and the company was fab - loved meeting the girls. You can find them on twitter:
@emilyraylondon @Catchfiftytwo @MayYinLee @elliemathews1@Littletravelbee @SarahMJConnolly
Thanks for watching.
A
x
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/61jKCtKlUKA/hqdefault.jpg)
london bloggers 在 Ian London's Blog 的推薦與評價
Recent Posts · Deploying Flask Apps Easily with Docker and Nginx. Why use Apache or Nginx for Flask? Encoding cyclical continuous features - 24-hour time. ... <看更多>