FENDACE – WHAT’RE WE EXPECTING?
Như mình đã chia sẻ trong buổi Livestream hôm qua, các bạn hay là giới mộ điệu thời trang đừng kì vọng gì quá nhiều về sự đột phá trong bản hợp tác mới nhất Fendi và Versace. Có vẻ bản hợp tác cross-over logo giữa Balenciaga và Gucci trực thuộc nhà Kering đã làm nóng mặt nhà LVMH (Vốn là công ty mẹ của thương hiệu Fendi). Có vẻ Fendi và Versace hay đúng hơn là LVMH vẫn có 1 tiên quyết rõ ràng là thâm nhập thị trường giới trẻ và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
(Cho bạn nào hôm nọ hỏi giữa bốn kinh đô thời trang, bốn cứ điểm của mỗi tuần lễ thời trang trước giờ là London, NewYork, Paris và Milan thì ai mới là nhất. Mình xin trả lời Trung Quốc mới là nhất nhé, ShangHai sẽ làm điểm đến tương lai và quyết định nhiều thứ. Các thương hiệu làm runway, làm collection, làm đình làm đám để làm gì? Giới thiệu bộ sưu tập mới, đánh bóng tên tuổi, tăng độ nhận diện, tăng giá trị thương hiệu. Nhưng cái kết cuối cùng vẫn là bán hàng đúng không mọi người. Có người mua thì mới có doanh thu, có doanh thu thì mới có tiền sản xuất, có người mặc thì mới có nhiều người biết tới thương hiệu và mua nó. Chẳng có nơi nào hấp dẫn và béo bở nhất với thời trang cao cấp bằng thị trường Trung Quốc và người châu Á hiện tại cả?)
Đã tròn trèm 1 năm kể từ khi Kim Jones về với Fendi
Câu chuyện mà Kim Jones, người đang chèo lái phần Menswear của DIOR được nối nghiệp cụ ông quá cố vĩ đại Karl Lagerfeld – đảm nhận phần việc khi cụ Karl mất vào tháng 2 năm ngoái là Mr Jones sẽ chịu trách nhiệm cho các collection Haute couture, ready-to-wear và đặc biệt là đồ lông thú (Fur clothes) dành cho women’s wear. Xin nhắc thêm là đồ lông thú là một thương hiệu của Fendi dưới thời của Karl Lagerfeld trong suốt 54 năm cống hiến – “Fun Fur” là một khái niệm mà Karl đã đưa tới Fendi, đánh dấu những tàn tích còn sót lại của một thời trang giai cấp tư sản trong diễn biến đời sống văn minh hơn. Con người ở thế kỉ 21 đã nhận thức hơn rõ ràng về quá trình sản xuất đồ lông thú của ngành công nghiệp thời trang và thú thật rằng – lông thú đã không còn được chấp nhận nhiều và hợp mốt nữa (Giờ lông nhân tạo cũng có thể thay thế và tránh các cuộc điều tra, cãi vã và scandal không đáng có của việc bóc lột thú vật). Trong danh sách đề cử cho vị trí này, còn có cả giám đốc sáng tạo mảng đồ nữ của DIOR là Maria Grazia Chiuri, nhưng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton – công ty chủ quản của Fendi – với cái đầu đầy tính toán của Bernard Arnault thừa sức biết rằng, cái tên của Kim Jones là hợp lí hơn cả.
Vì sao ư?
Hãy cùng quay lại với ngành công nghiệp thời trang mùa dịch Covid 19. Với diễn biến phức tạp khiến nhiều thành phố lớn, trong đó có các kinh đô thời trang và cả thị trường màu mỡ của ngành thời trang cao cấp là Trung Hoa Dân Quốc – LVMH đã báo cáo tổng doanh thu nửa đầu năm của mình giảm mạnh với 27% so với cùng kì năm ngoái ( 27 phần trăm tương đương với 21.6 tỷ đô), với khoảng thời gian mua sắm cho dịp Hè là tháng tư và tháng 6 (3 tháng) thì số tiền suy giảm là 9.2 tỷ đô (38%). Cho dù vậy, lượng hàng mua sắm online lại là một điểm sáng trong một môi trường kinh tế bị khủng hoảng nặng thời Covid – đủ khiến LVMH vẫn có thể lạc quan về một khả năng phục hồi tốt. Đoán xem – sự lạc quan này đến từ đâu, đúng rồi, đến từ hai thương hiệu lớn của họ là Louis Vuitton và Dior.
Và – chúng ta cùng nhắc lại, sao Louis Vuitton và Dior lại có thể gồng gánh LVMH tại thời điểm hiện tại? Ai đứng sau những bộ sưu tập đấy. À, còn ai vào đây nữa – ông trùm tạo xu hướng Virgil Abloh cho LV Men’s Wear và nhân vật của chúng ta, Kim Jones cho Dior Men’s Wear.
Bối cảnh lợi nhuận ròng giảm tới 84% còn 613 triệu dollar theo thống kê của Wall Street Journal từ LVMH được cho rằng là do tập đoàn này phải gồng gánh quá nhiều chi phí cho các thương hiệu mà họ sở hữu. Gánh nặng này còn tăng hơn khi chi phí về mặt bằng, các trung tâm thương mại đóng cửa khiến các mặt hàng chủ lực và đòi hỏi xem trực tiếp nhiều như túi xách, nước hoa, đồng hồ, phụ kiện và trang sức không thể nào tiếp cận được với khách hàng. Con đường chủ lực nhất và cứu cánh cho các nhãn hàng thời trang hiện tại là thông qua kênh online hay thương mại điện tử. Để có được sự thu hút nhất, cần những cái tên hot nhất. Virgil Abloh với các kĩ năng truyền thông của mình – đã làm tốt điều đó (Mới đây là vụ lùm xùm với Walter đó). Còn Kim Jones thì sao, ông luôn biết cách khiến người khác nói về mình – DIOR vẫn bán rất tốt nhờ bám sát xu hướng và tạo hyped – thông qua collaboration đắt tiền giữa DIOR và NIKE. Và cũng đó là lí do vì sao LVMH chọn Kim Jones chứ không phải là Maria Chiuri.
Fendi – trong cơn khủng hoảng này, dù trong giai đoạn 2018-2019 vẫn được xướng danh cho các thương hiệu được tìm kiếm online nhiều nhất. Trở lại xu hướng, với logo double F (FF) vào thời điểm logomania nắm trọn thị trường thì Fendi cũng có chỗ đứng nào đó trong việc kinh doanh thời trang. Nhưng khi logomania không còn là hơi thở chung nữa, Fendi lại trở lại sự cổ điển/sang trọng đậm chất tư sản của nó. Fendi cần một người khiến công chúng, dư luận tò mò – nhắc tới và cũng thỏa mãn được cái nhìn của những vị chuyên gia thời trang, khi cái bóng của cụ Karl Lagerfeld là quá lớn. Virgil hoàn toàn không phù hợp cho 1 vị trí đậm chất “Da trắng” này, Kim Jones – với tầm nhìn thoáng hơn Maria Chiuri (Vốn dĩ đã từng cống hiến rất nhiều cho Fendi từ năm 1989 với chiếc túi bánh mì Baguette) và một thời gian dài (7 năm cho LV, hơn 2 năm cho DIOR) cống hiến cho LVMH – hoàn toàn phù hợp hơn cả. LVMH đã tính toán cho việc sử dụng Kim Jones như 1 kim bài mở cửa thành công mới và cơ hội cho Fendi khi mà Silvia Fendi vẫn tiếp tục quản lí đồng hành (Nhưng thế là không đủ).
Sự thành công của Dior tại hiện tại cho nên mình không lấy gì làm quá lạ và cũng không ngạc nhiên khi Fendace được công bố. Ngay trong đầu mình đã suy nghĩ về việc chắc kết hợp logo FF vốn dĩ được ưa chuộng trước giờ cũng với kiểu cách của Versace thì nó diễn ra gần như với dự đoán mà chắc ai cũng có thể có một cái nhìn lờ mờ rồi. Dior của Kim Jones thời điểm hiện tại cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên những kiểu Oblique mà một thời John Galliano từng phát triển lên và đạt thành công. Công thức này hẳn sẽ được áp dụng cho Fendi x Versace như 1 điều tiên quyết để thâm nhập thị trường Châu Á (Ở đây là Trung Quốc).
Rõ ràng màu sắc ánh kim của Versace rất hợp với thị trường Trung Quốc, vốn dĩ xem màu vàng là màu của thượng tôn – của hoàng đế, của bậc vua chúa vô thượng. Màu vàng, màu của thiên tử kết hợp với các họa tiết rất chi là “Long bào” của Versace điểm xuyến logo FF của Fendi còn gì hợp hơn cho thị trường tỉ dân, giàu có và vô cùng chịu chi. iPhone từ lúc ra màu Gold Rose (Vàng hồng) thì trái ngược với sự thờ ơ của thị trường Âu – Mỹ lại vô cùng được đón nhận tại thị trường châu Á. Tại vì nó là một bản sắc văn hóa đã đi vào máu rồi. Chưa kể, nếu các bạn nào chơi giày thì kiểu Versace pattern đã từng được thị trường Trung Quốc đón nhận bởi đôi Nike Foamposite x Supreme cũng như sản phẩm quần áo. Các sneakerhead và dân chơi châu Á luôn thích những kiểu như thế này cho nên giờ bạn có đôi giày này có khi bán sang Trung Quốc vẫn luôn được giá nhé.
Thiết kế thì rõ ràng không có gì quá phức tạp, nó nhắm thẳng trực tiếp tới kiểu cách ăn mặc đang hiện hành của giới trẻ. Dễ dàng ứng dụng, dễ dàng mặc cho mọi mục đích khác nhau. Vàng kim – Logo – Flexing, mục tiêu của nhiều tầng lớp thượng lưu, những công tử - tiểu thư thuộc gia đình quyền thế bậc nhất Trung Hoa và cũng là khách Super Vip của nhiều thương hiệu thời trang lớn với mức chi hàng chục triệu dollar một năm. Nên nhớ chúng ta là dân Á Đông, hoàn toàn xa vời với nghệ thuật thời trang Haute Couture vốn dĩ đã phát triển trước cả mấy thế kỉ rồi nên việc nhiều người mua thời trang giờ với mục đích show-off, flexin’ là chuyện vô cùng dễ hiểu và bình thường. Giá trị thương hiệu mang lại cho họ giá trị thể hiện bản thân.
Một thực tế rằng, dù Kim Jones quay lại Fendi nhưng chưa có một động thái nào có thể khiến thương hiệu này có 1 cú hit đánh đều cả hai mặt trận truyền thông – thiết kế hay cả thương mại. Thì đây, sau 1 năm thì Fendace có thể được xem là tiền đề để mang hai brands đang tìm cách tiếp cận sâu hơn thị trường Á Châu – Trung Quốc bằng hoàng kim và logo.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過2,450的網紅Saphire Wang,也在其Youtube影片中提到,大家好 我是Saphire 是個在倫敦讀服裝設計的台灣留學生 會定期發佈日常生活、餐廳介紹、旅遊心得 歡迎訂閱我的Youtube頻道或是Instagram: kiiesx https://www.instagram.com/kiiesx/ 感謝Dior邀請我去參加這次的2019秋冬大秀,以及完整...
「haute couture paris」的推薦目錄:
- 關於haute couture paris 在 Facebook 的最佳解答
- 關於haute couture paris 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於haute couture paris 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於haute couture paris 在 Saphire Wang Youtube 的最佳解答
- 關於haute couture paris 在 HANNAH Youtube 的精選貼文
- 關於haute couture paris 在 Chanya Makeup Life Youtube 的最佳貼文
- 關於haute couture paris 在 Schiaparelli | Haute Couture Spring Summer 2023 | Full Show 的評價
- 關於haute couture paris 在 Stéphane Rolland Haute Couture | Paris - Facebook 的評價
- 關於haute couture paris 在 Street Style Straight from Haute Couture in Paris - Pinterest 的評價
haute couture paris 在 Facebook 的最讚貼文
BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
haute couture paris 在 Facebook 的最讚貼文
Có lẽ câu hỏi này đã được tranh cãi rất nhiều trong thời gian vừa qua, tạo rất nhiều topics trên các diễn đàn thời trang lớn nhỏ, Với nhiều người đam thời trang trước giờ luôn có một niềm tin vững vàng rằng "Thời trang cao cấp là thời trang cao cấp. Haute Couture là thứ tuyệt vời nhất mà thế giới thời trang mang tới cho những người yêu nghệ thuật". Đối lập với nó là những người trẻ, những người theo xu hướng với cơn địa chấn mang tên "Streetwear/Thời trang đường phố" có một phản biện rằng "High-end Fashion giờ đã thương mại hóa, đã đường phố. Ảnh hưởng của streetwear đã thay đổi cách thức tiếp cận của mọi thứ. Streetwear is taking over it!". Vậy ai đúng? Vậy ai sai? Điều này thật nhập nhằng vì ranh giới giữa hai khái niệm tại thời điểm hiện tại đã xóa nhòa rất nhiều.
Các bạn có thể sẽ nghĩ những cái tên tiêu biểu của việc nhập nhằng giữa hai khái niệm trên có thể là Off-White, Vetements hay Balenciaga, Saint Laurent Paris – gần đây là sự phát triển vượt trội của Louis Vuitton, Dior, Gucci. Nhưng không, tầm nhìn này đã được một thương hiệu làm trước mà di sản còn lại là những sản phẩm vintage mà các bạn có thể tìm kiếm được ở các secondhand shop/thrift shop (Cửa hàng bán đồ cũ) rất nhiều – đó là Yves Saint Laurent.
Cách đây 60 năm, người đàn ông lịch lãm tài năng Yves Saint Laurent trong một lần tới Paris – kinh đô thời trang. Ông đã nhìn quanh đường phố và cảm nhận nhịp sống ở đây, trong đôi mắt yêu thời trang và nhanh nhạy đó – Yves Saint Laurent đã thấy được một sự thay đổi đang diễn ra mạnh mẽ, một thứ mà mang lại sự trẻ trung và nhắm tới thị trường đại chúng hơn hết. Đó là "THỜI TRANG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ".
Yves Saint Laurent nhanh chóng phát hiện ra nhu cầu mặc đẹp của những người ở phân khúc tầm trung của thị trường là rất cao và vô cùng tiềm năng. Cùng với cá tính riêng biệt và cơ thể khác nhau của mỗi cá thể, đây sẽ là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp thời trang. Giống như Albert Einstein của khoa học thì tầm nhìn của Yves Saint Laurent có thể không mạnh mẽ lúc đó, nhưng nó đã – đang chứng minh tại thập kỷ này. Ngay lập tức, ông đã phát triển và phát hành những sản phẩm được xem là "Streetwear" từ mini-skirt, jacket, sneaker, trouser... Hầu hết là những nhánh phù hợp với phong cách mặc hàng ngày của Parisian (Người Paris).
haute couture paris 在 Saphire Wang Youtube 的最佳解答
大家好 我是Saphire
是個在倫敦讀服裝設計的台灣留學生
會定期發佈日常生活、餐廳介紹、旅遊心得
歡迎訂閱我的Youtube頻道或是Instagram: kiiesx
https://www.instagram.com/kiiesx/
感謝Dior邀請我去參加這次的2019秋冬大秀,以及完整的規劃在巴黎三天兩夜的行程。
Big thanks to Dior for inviting me to the FW19 fashion show and the complete plan of the three days two nights tour in Paris.
有別於Kim Jones在Dior的前兩次時裝秀,這次的秀場沒有巨大的裝置藝術,但走秀的形式變成由模特站在輸送帶上,延續了2019 Pre-Fall男裝秀的未來感。
Different from the previous two Dior shows from Kim Jones, there was no huge installations, but instead, they had models standing on the conveyor belt, continued the Futuristic Spirit at the Dior Men’s Pre-Fall 2019 Show.
這次的時裝秀的主要合作對象是美國當代藝術家Raymond Pettibon。 設計和打版的靈感來自於Dior 1955年時的高級訂製服。不對稱的剪裁打版增強了整個系列的視覺,布料的選擇上使用了羊絨、絲緞、皮草,與高科技材質相融合,面料獨特的光澤給人一種高級訂製服的奢華感。
The main focus of collaboration this time was with the contemporary American artist, Raymond Pettibon. The inspiration of the design and pattern cutting were from Dior’s haute couture in 1955. The asymmetrical cutting strengthening the whole collection visually, the choice of materials on cashmere, silk satin, and animal fur combining with high-tech textiles, and the unique lustre of the garment give a sense of luxurious haute couture.
Kim Jones將馬鞍的特色在這一季的皮件上發揮得淋漓盡致,並且加入了很多生活必需品的小皮件,iPhone, Airpods等。
The characteristic of saddle was completely manifested on Kim Johns’ collection this year; moreover, there are more leather goods on the daily necessities. For example, iPhone, AirPods, etc.
個人覺得讓模特站在輸送帶走秀,在時尚秀形式上是個很大的突破,可以說是非常前衛!
In my own opinion, having the models standing on the conveyor belt was a very significant breakthrough. I would say, very fashionably bold and advantageous!
背景音樂 BGM:
Rehab - Amy Winehouse
Me & Mr. Jones - Amy Winehouse
Dior Men Pre-Fall 19 Fashion Show at Tokyo
Dior Men Autumn/Winter 19/20 Fashion Show in Paris
haute couture paris 在 HANNAH Youtube 的精選貼文
Thanks for watching... :)
Products mentioned:
Bath & Body Works : FOREVER RED
http://urx2.nu/Ep9C
Bath & Body Works : WHITE MOCHA KISS
http://urx2.nu/Ep9o
Bath & Body Works : ENDLESS WEEKEND
http://urx2.nu/Ep9M
Bath & Body Works : Beautiful Day
http://urx2.nu/Ep9U
Bath & Body Works : SWEET PEA
http://urx2.nu/Epa1
Bath & Body Works : PocketBac Hand Gel (Honolulu Sun / OCEAN FOR MEN / warm vanilla sugar / no shade / MERMAZING / A THOUSAND wishes /
ULTA : Small Super Blender
http://urx2.nu/Epar
ULTA : Regular Nail Polish Remover Pads
http://urx2.nu/EpaS
IT COSMETICS : Travel Size Your Skin But Better CC Cream with SPF 50+
http://urx2.nu/EpaZ
Benefit : Hoola Matte Bronzer Mini
http://urx2.nu/Epb4
L’OREAL PARIS : Lash Paradise Waterproof Mascara (BLACK)
http://urx2.nu/EpbP
オート&ノーティ ウォータープルーフラッシュ / HAUTE & NAUGHTY WATERPROOF LASH
http://u0u0.net/pYMA
BECCA : Backlight Filter Face Primer
http://urx2.nu/EpdD
essie : gel couture color (take me to thread) / gel couture top coat
http://urx2.nu/Epe3
Charlotte Tilbury : CHARLOTTE’S MAGIC CREAM
http://urx2.nu/Epeb
Charlotte Tilbury : INSTANT LOOK IN A PALETTE BEAUTY GLOW
http://urx2.nu/Epeg
Charlotte Tilbury : COLOUR CHAMELEON (BRONZED GARNET)
http://urx2.nu/EpeA
Charlotte Tilbury : LIP CHEAT (PILLOW TALK)
http://urx2.nu/Epem
Charlotte Tilbury : MATTE REVOLUTION (VERY VICTORIA)
http://urx2.nu/Epeu
[95 BPM] 'BACK IN SUMMER' - Upbeat Ukulele Background Music by Nicolai Heidlas Music
----------------------------------------------------------------------------------
▼Blog
http://ameblo.jp/hnblair/
▼Twitter
https://twitter.com/#!/itsmeeehannah/
▼Instagram
http://instagram.com/hnblair
▼Facebook
https://www.facebook.com/blairhn
haute couture paris 在 Chanya Makeup Life Youtube 的最佳貼文
♥LET'S BE FRIENDS♥
FB: https://www.facebook.com/hellomissjessica
Instagram: https://instagram.com/chanyamakeuplife
優酷:http://i.youku.com/u/UMjkwNTc3NTEwOA==
Email:[email protected]
Twitter:@HiChanya
微博:@晨雅Chanya
♡-----------------------------------------------------------♡
晨雅Chanya makeup life (Jessica)
Taiwanese Youtuber
錄影使用相機:Panasonic GF6
肌膚本質:混合性肌膚T字容易出油,眼周容易有乾紋
♡-----------------------------------------------------------♡
「晨雅信箱」
寄件地址:106台北市大安區忠孝東路三段136號11樓
收件人:集優 晨雅
♡-----------------------------------------------------------♡
♥Declaration♥
本頻道所屬之內容擁有著作權,非經本人之書面同意,任何人均不得以任何方式使用本頻道內所有內容,如有侵害將法訴追所有之民、刑事責任。影片若是與廠商合作會特別註明是“廠商合作”的影片,若是廠商僅提供試用品,影片會註明“試用”,其他的產品都是我自己買的,平常的興趣就是化妝跟挖掘新彩妝跟大家分享,希望大家喜歡我的影片,也希望我的影片對大家有幫助:)
♡-----------------------------------------------------------♡
『產品Product』
YSL唇膏#52 #13 #27 #01
haute couture paris 在 Stéphane Rolland Haute Couture | Paris - Facebook 的推薦與評價
Stéphane Rolland Haute Couture, Paris, France. 85116 likes · 55 talking about this · 17 were here. Official Facebook page. Find us on : Instagram... ... <看更多>
haute couture paris 在 Street Style Straight from Haute Couture in Paris - Pinterest 的推薦與評價
Street Style Haute Couture Paris Spring 2022 All White Outfit, White Outfits, Haute Couture. More like this. Kaitlyn M. 82 followers ... ... <看更多>
haute couture paris 在 Schiaparelli | Haute Couture Spring Summer 2023 | Full Show 的推薦與評價
Maison Schiaparelli | Haute Couture Spring Summer 2023 by Daniel ... Exclusive Video/1080p - Haute Couture Fashion Week - Paris /FR) ... ... <看更多>