“STANSMITH/4EVER”
Nói tới adidas nhiều bạn sẽ nhớ tới cái tên nổi bật nhất “Yeezy” cùng sự đầu quân của Kanye West. Từ “Turtle Dove” được ra mắt đầu tiên vào năm 2016, Yeezy đã góp 1 phần đưa adidas ảnh hưởng mạnh mẽ tới streetwear trong giai đoạn các năm gần đây. Nhưng, Yeezy lại không phải là một đôi giày adidas phổ biến bậc nhất, một đôi giày được tất cả recommend là “Nên có trong tủ giày của bạn”.
Mình một thời đã đam mê Yeezy nhưng tới thời điểm hiện tại, những đôi giày được đánh giá là “Timeless Sneaker”. Có nghĩa là ở bất kì giai đoạn nào ở quá khứ – bây giờ và cả tương lai, chúng đều có thể sử dụng vì tính tiện dụng – dành cho mọi người, mọi thành phần trên xã hội. Già, trẻ, lớn bé – học sinh, sinh viên – con trai hay là con gái. Đúng! Mình là big fan của adidas Superstar và adidas Stansmith. Một iconic sneakers với background vô cùng thú vị – có tuổi đời và chỗ đứng trong cộng đồng và hơn 50 triệu đôi được bán ra. Stansmith chẳng gói gọn ở một thời kì nào, là “Hypebeast?” “Streetwear”? hay thời trang đương đại, vẫn có thể phối được khá nhiều kiểu đồ.
Nổi tiếng nhất, đáng nhớ nhất vẫn là đôi OG – dân gian vẫn gọi là “Stan đít xanh ngọc”.
Stan Smith – cái tên này từ đâu?
Là một line giày riêng của adidas ư. Không, Stan Smith là 1 nhân vật có thật. Đây là 1 trong những tay vợt tennis lẫy lừng vào đầu thập niên 70s với hai giải Grand Slams – danh hiệu danh giá nhất cho một vận động viên tennis. Cả thế giới lúc đó đều biết Stan Smith như 1 tay chơi vợt khét tiếng với nụ cười trứ danh (Như bây giờ mọi người biết tới Roger Federer, Rafael Nadal, Novak Djokovic vậy). Chàng trai Stansmith 24 tuổi – đứng đầu thế giới - đã lọt vào mắt xanh của Adi Dassler trở thành đại diện và mang trọng trách đưa adidas lấn sân sâu hơn vào thể thao. Cả adidas và Stansmith lúc đó cũng không ngờ 1 điều rằng – đôi giày màu xanh lá/trắng này lại là một trong những thương vụ hợp tác đầu tiên và thành công nhất trong sự giao thoa giữa “Sport và Footwear”.
Stansmith, dĩ nhiên rồi, được thiết kế từ một người chơi tennis chuyên nghiệp. Mà tennis các bạn biết được mệnh danh là gì không? Là môn thể thao dành cho người giàu. Nên nó phải đảm bảo được yếu tố elegant/sang trọng nằm trong sự đơn giản. Và mình tin chắc rằng – chính hai yếu tố này đã tạo nên sự thành công bền vững của adidas Stansmith.
Adidas luôn mạnh về “lifestyle”/Lối sống và bây giờ vẫn vậy, họ biết cách đưa những sản phẩm của mình trở thành một phần cuộc sống của khá nhiều người. Stansmith đánh vào sự mong muốn của người tiêu dùng đại chúng về 1 đôi giày dễ mang, dễ đi trong mọi hoạt động hằng ngày (Đi làm, đi học, đi chơi…). Màu trắng thì – khỏi phải nói rồi – ai mà chẳng có ít nhất 1 đôi giày trắng. Nhưng trắng và xanh lá lại tao ra 1 sự sang trọng tối giản vừa đủ – mà mình hay bảo là minimalism (Tối giản trong thiết kế để tạo hiệu quả lớn nhất). Chả thế mà, 50 triệu đôi bay cái vèo dù nó được làm ra cho dân tennis đủ chứng minh được sự ảnh hưởng và giá trị sử dụng của đôi giày này.
Trong thế giới thời trang hiện đại, Stansmith vẫn luôn là 1 lựa chọn phổ biến của nhiều người với đa dạng phong cách. Chẳng thế mà những Phoebe Philo, Kanye West, Justin Bieber, Yohji Yamamoto.. cũng từng diện một đôi adidas Stansmith.
Từ năm 1971, kiểu dáng của đôi giày Stansmith vẫn không hề thay đổi nhiều so với bản gốc. Bám sát với sự đơn giản, tính ứng dụng cao, Stan Smith luôn luôn được ưa chuộng – đó cũng là lí do mà adidas chẳng dại gì mà thay đổi thiết kế hay form dáng của đôi giày này. Nó còn là cảm hứng của nhiều đôi giày đến từ các thương hiệu cao cấp khác như Vetements, Balenciaga hay xuất hiện trong các sàn runways lớn của Raf Simons (S/S2016).. Bên cạnh các sản phẩm để “warm-up” thị trường như Yeezy thì adidas vẫn biết cốt lõi của họ trong sneaker vẫn là Superstar và Stansmith.
MỘT SỐ LƯU Ý
Mình đã chọn đôi gần giống với bản OG nhất với phần xanh lá đậm hơn một chút, chữ Stansmith thêu vàng ở cạnh giày và phần đế được xử lí trông như đã ngả ố vàng. Mình luôn thích cái gì nhìn mang văn hóa hơn 1 tẹo.
Thành thật mà nói, Stansmith không hề quá êm như các đôi performance chuyên dụng khác. Nhưng vì thiết kế của nó đơn giản/hiệu quả nên với mức vận động không đến nỗi quá cao như mình – vẫn cứ là Ok!. Cả năm nay màu xanh lá đang trở lại sàn runway nên ngại gì mà không chọn =)).
Nào – chúng ta hãy đến với những chiếc quần mà chúng ta sẽ mặc cùng adidas Stansmith.
Mình chọn 3 kiểu phối quần mà mình nghĩ được mặc nhiều nhất bởi Gen Z hiện nay và đa dụng cho nhu cầu của các bạn. Đó là dạng loose-pants, crop-pants và cargo-pants.
Đầu tiên, là form của Stansmith các bạn cũng nhìn thấy rồi. Nó thon (kiểu classy trainer) nên bạn nào chân bị bè to ra nhiều thì sẽ không hợp với đôi này nhé. Phần da của Stansmith sẽ không đủ độ cứng để giữ phần bè + sẽ bất hợp lí khi phần trên phình ra và phần đế teo lại. Nhưng bạn nào chân bình thường và chân thon thì đẹp.
Do form nhỏ – gọn nên khi mặc loosepant lúc mình đứng dậy. Đôi giày có phần bị nuốt chửng và trông thật nhỏ bé với phần chân của mình. Bù lại, khi ngồi – quần được kéo lên 1 khúc lộ ra đôi giày + vớ thì trông khá là soang.
Crop-pants thì sao? Dĩ nhiên, nó sẽ khắc chế được điểm yếu của loosepants là khoe được đôi giày. Tạo điểm phân chia rõ ràng giữa quần – cổ chân – giày khi đứng. Nhưng mình cũng đã nhắc ở việc chọn quần của các bạn. Đó là khi ngồi quần sẽ có xu hướng kéo lên và nếu cổ chân bạn nào thon và đẹp thì đôi giày này sẽ giúp bạn trông “đẹp”. Nhưng nếu cổ chân to và hơi thô – phải khắc chế bằng vớ, phần cẳng và cổ chân mình không được “thon-đẹp” cho lắm nên đã chủ ý đi 1 đôi vớ xanh lá cùng màu sọc dọc để “hack” độ thon của chân. Và như các bạn thấy thì kết quả cũng không đến nỗi nào khi ngồi. Còn đứng thì căn bản là clean.
(Bạn cũng có thể phối với jogger cũng được – nhưng cổ chân nên thon).
Còn Cargo-pants thì tương tự với loose pants. Tùy theo hình thể cẳng -cổ chân mà bạn có thể khắc phục bằng vớ hay pin-roll.
Nói chung – với mức giá khoảng 2tr3 cho 1 đôi Stansmith thì mình vẫn đánh giá cao vì nó có thể sử dụng trong 1 thời gian dài, đa dụng. Đôi này cũng dễ thương dễ chịu vì dù có lấm bẩn 1 tí – trông nó vẫn cứ gọi là “Đời”.
Cảm ơn adidas Việt Nam đã tài trợ mình.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「classy streetwear」的推薦目錄:
classy streetwear 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
SNEAKER – QUÁ TRÌNH TRONG MỘT OUTFIT Ở VIỆT NAM.
Xem nào, chúng ta sẽ chỉ nói về mảng “Thời trang đường phố” và theo góc nhìn của mình thôi nhé. Và phần đầu này sẽ liên quan đến câu trả lời “Em nên chọn giầy gì cho phù hợp?”.
GIAI ĐOẠN 1: SNEAKERS LÀ CHỦ ĐẠO.
Việt Nam những năm 2014 – 2015, từ những forum sơ khai ban đầu – những đôi sneaker bắt đầu xây dựng những con chiên ngoan đạo của mình. Thời điểm chưa có các thương hiệu lớn về Việt Nam, những sellers scam mọc như nấm – sở hữu đôi giày là một điều trân quý. Anh lớn giúp em nhỏ, em nhỏ giúp em nhỏ hơn. Vui vẻ và đầy hòa đồng. Cho nên, giá trị của sneaker thời điểm đó cũng khá cao, cao cả nghĩa đen với mức giá không hề thấp so với mức thu nhập và mức sống thời điểm đó. Vậy – có sneaker là cũng ngốn một khoản kha khá, với budget còn lại – cũng chỉ dừng ở mức là mua những đồ chợ mặc thôi. Thời đó, cũng có mấy shop bán VNXK (sau này mới biết Việt Nam thì ít hàng lậu thì nhiều).
Chung quy, cách đây khoảng 4-5 năm. Outfit ở Việt Nam sẽ được build-up/Xây dựng dựa trên đôi giày/sneakers. Trang phục lúc đó với streetwear sơ khai ở Việt Nam không quá quan trọng như giá trị của đôi giày. Từ đó cái danh Sneakerhead mới nổ ra sau đó là Hypebeast. Nhiều khi, đôi giày có thể mang giá trị cả ngàn đô – nhưng giá trị của bộ đồ chỉ dao động tầm $100. Chuyện đó là bình thường ở thời điểm đó. Vì thị trường lúc đó mê giày hơn mê đồ.
Ở quốc tế cũng vậy, nếu các bạn chú ý tới các kênh thông tin “quốc dân” hiện nay như Hypebeast hay Highsnobiety – hình ảnh tập trung là về các đôi giày hot, đôi giày mới realease, đôi giày có giá trị cao thời gian gần đây. Các page như HNBMG, TKG ở Việt Nam cũng tiệm cận người theo dõi lớn. Streetwear Việt Nam nâng cấp lên 1 tầm là “À, tôi có đôi giày xịn như này rồi. Tôi nên mặc gì đây?”
Thì cũng như bao thanh niên trên thế giới, cái cụm từ Hypebeast bắt đầu len lỏi vào. Instagram hay Facebook cũng được sử dụng nhiều hơn, cho nhiều bạn check về các tài khoản với hashtag #Hypebeast (yeah, Vivian we got you). Thời trang đường phố nhảy lên với brand bị hyped. Đầu tiên hẳn là Stussy, Supreme, Palace, Bape.. rồi tới các brand cao cấp hơn là Vetements, Offwhite.. Đây là cuối giai đoạn 1.
GIAI ĐOẠN 2: SNEAKER CHỈ LÀ MỘT PHẦN CỦA BỨC TRANH OUTFIT HOÀN CHỈNH.
Đúng đó, khi mà mindset về “Tao phải phối đồ như thế nào để phù hợp với đôi giày” đã tinh chỉnh và khiến nhiều người phải tìm hiểu về thứ quần, thứ áo mà họ mặc trên người. Và tất nhiên, mua cái quần – cái áo sẽ sẻ nhỏ phần chi phí mà một người có thể chi tiêu, người tiêu dùng hay cộng đồng cũng nhận ra rằng. Đôi giày có thể sử dụng trong 1 khoảng thời gian 3 năm và không thể nào refresh/làm mới outfit của bạn hàng ngày được. Không thể lúc nào cũng chỉ chụp một đôi giày mãi. Sự bùng nổ của các hashtag #OOTD, #Streetwear, của những fashionista/fashion icon với tần số spam hình ảnh trang phục thay đổi liên tục kèm theo sự nhảy vào cuộc chơi của các hãng thời trang lớn đã thay đổi tư duy “Đôi giày là chủ chốt” của nhiều người.
Vậy – việc đầu tư một đôi giày “Đa zi năng”, có thể mix match với nhiều thể loại đồ, quần áo sẽ là 1 thứ “Hợp lí” hơn là việc đầu tư tất cả cho nhiều đôi giày như hồi xưa nữa. Các platform như IG, FB cùng các group khoe về outfit (Tiêu biểu như VSSG) nở rộ khiến nhu cầu thể hiện thời trang của thị trường Việt Nam tăng cao. Đôi giày từ một vị trí chủ chốt trở thành “Một yếu tố của bức tranh outfit hoàn chỉnh”.
Giờ người ta không buildup outfit dựa trên sneaker mà là ngược lại – Chọn một đôi sneaker phù hợp với Outfit của mình.
Nếu bạn để ý – sự chuyển giao về mức độ tiệm cận và tương tác thay đổi rõ rệt giữa các group TKG, HNBMG (Chuyên về sneakers) qua các group như VSSG, VOS, VNindigo (Chuyên về outfit tổng thể, thời trang). Đó là minh chứng cho các giai đoạn.
GIAI ĐOẠN 3: GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI. CHỌN GIÀY THEO SỞ THÍCH.
Sở thích ở đây là gì? Là thứ văn hóa mà họ yêu thích. Skateboard, hiphop, Punk/Rock, Avant Garde, Cyber, Cosplay .. Hiện tại Việt Nam đang trong giai đoạn này nên cần thời gian phát triển thêm. Đa số vẫn đang nằm trong Giai Đoạn 2. Người nào mới bắt đầu yêu thích thời trang sẽ vào Giai đoạn 1.
VẬY CHỌN GÌ CHO ĐÚNG?
Đầu tiên, mình sẽ nói về Nhu cầu mà bạn sẽ mang đôi giày đó như thế nào?
Đôi giày là “áo giáp” cho bàn chân của bạn. Mà bàn chân của bạn là gì nào? Là thứ tiếp xúc với mặt đất và chịu nguyên cả khối lượng cơ thể của bạn (Trọng lực). Nên chọn một đôi giày nào – hãy bỏ qua các yếu tố thời trang trước – giúp bạn thoải mái – đi dễ chịu với nhu cầu sử dụng của bạn trước tiên. Mình đã từng ngựa bà vì muốn trông thời trang mà quất nguyên con Triple S Balen đi làm và tất nhiên là, mình là 1 kẻ kệch cỡm và ngốc nghếch. Đôi bàn chân nặng trĩu và lúc đó mình ước rằng “Đẹp đ*o gì tầm này nữa, tôi chỉ muốn thoải mái mà thôi”. Đúng vậy, thời trang gì thì thời trang – phù hợp với nhu cầu sử dụng và cách dùng của mình trước đã.
Nếu bạn chọn một đôi giày cho sự kiện đặc biệt, hay thi thoảng sử dụng để Flex thì chi tiền cao cho nó cũng chẳng gì sai.
Còn nếu bạn muốn chọn 1 đôi giày đa zi năng để tiện cho việc học, việc làm, việc đi chơi mà vẫn trông thời trang. Thì yếu tố đầu tiên hay xét tới “Tính năng cơ bản” của 1 đôi giày. Đó là giúp bàn chân mình thoải mái và không bị mỏi nếu vận động lâu dài.
Khi đã qua mức nhu cầu, chúng ta sẽ có 02 tiêu chí:
- Xây dựng Outfit dựa trên đôi giày.
- Xây dựng Outfit xong chọn đôi giày phù hợp.
Nhưng nó phải bám sát vào cơ thể của bạn như thế nào. Để có một bức tranh tổng thể, phải hài hòa về màu sắc, về tỉ lệ, về cách che lấp khuyết điểm và khoe cái đẹp của mình ra. Cổ chân bạn to, bạn không thể nào đi một đôi giày kiểu classy trainer cùng một chiếc crop pants. Khác gì khoe với thiên hạ rằng là “Chân tao như cột đình đấy’. Hay nguyên cả set bạn đang theo 1 tone màu nhất định, bạn gây nổi bật với 1 đôi giày không liên quan concept. Chà! Chắc mình nên có một bài viết tiếp theo quá.
classy streetwear 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
SUITS – Bộ giáp của người đàn ông.
Có thể dù hơi bị chìm xuống khá nhiều trong giai đoạn 2016 – 2017 với các kiểu urban streetwear, nhưng giá trị của câu nói “Một bộ suits làm nên giá trị của một quý ông” có lẽ luôn đúng trong mọi thời đại, mọi thời điểm. Tư tưởng này đã ăn vào máu vào suy nghĩ và là một phần không thể thiếu trong nền công nghiệp thời trang thế giới. Nó tạo thành một “Classy Man”/ Người đàn ông cổ điển và luôn tồn tại dù bất kỳ không gian và thời gian nào.
Chưa hết , suits còn bám vào trong nền văn hóa đại chúng thông qua âm nhạc, những bộ suits được mặc bởi Frank Sinatra, bởi Michael Buble và giờ đây dù ít dù nhiều cũng được yêu thích bởi Rappers ( Yeah man, A Lot by 21 Savages and J.Cole) – thông qua phim ảnh (Ôi, phim ảnh thì nhiều lắm). Chúng ta đã quen với một Hitman thuộc tổ chức sát thủ nổi tiếng, hay gần đây là John Wick – hay cả những điệp viên đến từ xứ UK – một Jamesbond đào hoa, một đội đặc vụ Kingsman với tiêu chuẩn Suits là giáp của người đàn ông. Và tất nhiên – không thể thiếu Peaky Blinder.
Bộ suits mang lại cho đàn ông một sự quyền lực và chuyên nghiệp nhất định, mang lại sự tin tưởng về một giá trị nào đó trong xã hội và giai cấp mà đối tượng giao tiếp có thể vin vào. Chả thế mà, dân đa cấp lại luôn mặc suits (dù là rẻ tiền). Tuy nhiên, nó còn là một nghệ thuật của tailoring/ May – và những thợ may hàng đầu sẽ là những người nghệ sĩ. Vì như tiêu đề mình nói, suits là bộ giáp mà mỗi con người cần 1 bộ giáp khác nhau, phù hợp với thân thể của gia chủ mới có thể tôn được sự sang trọng khi mặc vào. Chứ không phải mua một cái quần tây, một cái áo sơ mi và một cái blazer 2nd hand đó – chúng ta (nếu may mắn) có được vẻ đẹp của suit. Điều này – ngay trong các bộ phim, đều thể hiện mỗi nhân vật phải tìm những người thợ thực thụ - mới có thể đo ni những bộ suits cho họ được.
Nền công nghiệp thời trang – đặc biệt về phần Haute Couture – luôn đánh giá cao giá trị của sự may mặc và tất nhiên có cả suits.
Yohji Yamamoto, Ann Demeulemeester và giờ là Prada hay được nhắc nhiều nhất và phổ biến nhất chắc là Thom Browne. TB luôn mang kim chỉ nam là cung cấp cho người mặc một smart look, hiện đại và lịch thiệp. Và dĩ nhiên như một bài mình viết, nếu không có đủ chi phí để được có được 1 bộ suit may đo bởi ThomBrowne – mình sẽ không dám mua 1 chiếc sơ mi của TB phối cùng chiếc quần lạc quẻ được. May thay, cái xu hướng đó cũng qua rồi.