ĐBRR – “Đầu *** Rẻ/Giẻ Rách”
Thực ra thì hơi hỗn với các nhà thiết kế thời trang nhưng mình chỉ mong muốn đem những thứ gần gũi với văn hóa/cộng đồng Việt để mọi người biết thêm về sự đa dạng và “không đi vào lối mòn” của thế giới thời trang. Thông qua bài viết về việc mặc hay không mặc bras thì cũng có nhiều luồng ý kiến, một cơ số các bạn giữ vững chính kiến và có một cách diễn giải rằng : “Ơ, phụ nữ không mặc bras thì đàn ông cũng có quyền lủng lả lủng lẳng chứ”. Một gợi ý hay!
Hãy nói về tính thẩm mĩ – so với phụ nữ việc lộ nipples thì khó mà cánh đàn ông chúng tôi để oằn tà là vằn như comment phía trên được. Vì kích thước to hơn – phần da giữa nipples và penis cũng hoàn toàn là khác nhau khi “cậu bé” thường có màu không tương thích với màu da tổng thể, thường sậm hơn – nhăn nheo hơn. Chung quy cũng “Khó mà căng tràn và clean” như nipples của chị em.
Nhưng – có một người suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là người đàn ông thần tượng của bao người, người đàn ông tóc dài suôn mượt và cơ bắp cuồn cuộn. Rick Owens. Cũng như nipples/ngực của phụ nữ, penis của đàn ông cũng là một yếu tố mang tính sinh dục mạnh mẽ. Không xuất hiện nhiều ở nơi công chúng (Nếu không an hem cho là biến thái đấy, mình cũng vậy) – nhưng chú chim bé nhỏ của đàn ông lại ngập tràn trên phương diện nghệ thuật. Từ thời Phục Hưng với những bức tranh, những tượng điêu khắc – các nghệ sĩ không tiếc công khoe “cậu bé” cho thiên hạ chiêm ngưỡng trong các tác phẩm của mình. Đó là vẻ đẹp vượt qua sự trần tục và mong muốn thể hiện góc sơ khai nhất của con người.
Rick Owens cũng nghĩ như vậy. Bối cảnh từ những năm 2010, trên các sàn diễn runway việc các models nữ tự tin khoe ngực trần trong các sản phẩm thời trang từ các thương hiệu – người đàn ông tóc dài tự hỏi: “Đã đến lúc đàn ông tham gia bữa tiệc này chưa? 😊)”. Ẩn sau gương mặt điền đạm “hiền từ” nấy là một tinh thần rất “Dark” – rất “Tối” và sẵn sàng thách thức những suy nghĩ kiểu cũ. Và đối với bạn nào hỏi mình “Avant Garde là gì?” thì đây là “Avant Garde” – là Tư duy mới, là dám làm điều chưa ai làm và tuyên chiến với các những nếp văn hóa cũ kĩ.
Rick Owens khá tự do và với luồng suy nghĩ đa chiều về thế giới quan, về khả năng cảm thụ văn hóa và thời trang. “Dương vật/Penis là một trong những thứ mang đậm tính nguyên thủy và đơn giản về sức mạnh của đàn ông. Tại sao chúng ta không thể khoe được sức mạnh đó (?). Nói là làm – Rick Owens đã cho thiên hạ “mãn nhãn” với mùa 2015 của mình.
Thật vậy – nếu các bạn hãy chửi người khác là ĐBRR, thì có lẽ bạn nên hãy xem show Xuân/Hạ và Thu/Đông 2015 của Rick Owens để xem như thế nào. ĐBRR thì hơi quá, nhưng trong show này – Rick Owens đã khiến penis của đàn ông trở thành một biểu tượng kết hợp cùng những sản phẩm thời trang theo mùa của mình. Cho phép mình sử dụng ngôn từ Việt Nam (Không có ý gì cả) để liên kết hình ảnh tương đồng – ĐB đã lấp ló dưới RR được Rick Owens khoét hẳn một lỗ ngay đúng vị trí. Những người mẫu nam tự tin sải bước trên sàn runway với những chiếc ĐB đung đưa theo nhịp nhạc. (Như chuông gió vậy – lmao).
Nhưng không phải khoe 1 cách thông thường – Rick Owens thực sự chăm chút cho sự khoe mẽ sức mạnh đàn ông này. Bằng các đường cắt tùy chỉnh, tạo nếp gấp cùng với phần tà quần/coat xuống dưới để cùng với sự chuyển động của ĐB và trang phục. Viền được may cẩn thận. Phản ứng của khan giả thì sao? Trên mạng xã hội – một cơn sóng bùng nổ với sự chế giễu từ cư dân mạng với hashtag #DickOwens. Tại sàn diễn trực tiếp – khán giả thì thầm, cười khúc khích. Họ không biết rằng Rick Owens đang phá dần những điều cấm kị trước mắt họ. Còn dĩ nhiên, bulkbuyer và editors/ họ không thích rồi vì đây không phải là một items mà ai cũng sẽ mua và mang doanh thu cho họ.
Nhưng – RickOwens đã phá bỏ sự cân bằng và cho thấy rằng, penis cũng có thể xuất hiện trên sàn diễn thời trang một cách trực tiếp, như cái cách mà phụ nữ lộ ngực trần vậy. Vì trước đó, hình ảnh “ĐB” chỉ xuất hiện dưới dạng biểu tượng, graphics hay các đồ trang trí mang tính meaning, ẩn dụ khiến khán giả liên tưởng tới. Chứ không gây shock và trực quan như Rick Owens.
Có lẽ đây là niềm cảm hứng từ sự táo bạo và đa dạng của thời trang, có thể biến thái nhưng đó là suy nghĩ của fashion designer/nhà thiết kế. Người ta cũng chỉ dám đưa lên graphics hay ẩn dụ, trước đó có Vivienne Westwood với graphics “Đấu kiếm” của 2 gã cowboys, hay cả Raf Simons vào show Xuân/Hạ 2017 cũng đưa ra một tuyên bố là sẽ đưa một chiếc “ciu” cứng ngắc vào sản phẩm của mình. (Cụ thể là với graphics hợp tác cùng Robert MappleThorpe)
“ĐBRR” hay gì đi nữa, đều có thể được miêu tả trong thời trang. Vì ở nơi này, con người có thể khiến những suy nghĩ khác người của mình thành một thứ nghệ thuật. Hay chung quy là nghệ thuật. Âm nhạc, phim ảnh.. tất cả mọi thứ.
Bài viết này chỉ nói về tính thời trang - không cổ súy các hành vi biến thái ở bất kì hình thức nào.
Search