#HannahEdSuccessfulStory 100% HỌC BỔNG VIN VÀ OFFER 3 TRƯỜNG Ở ÚC PROFILE NTN?
Đợt vừa rồi chị Hoa Dinh và HannahEd vừa có cơ hội hỗ trợ hồ sơ và tập phỏng vấn cho Linh, cô gái xuất sắc dành được học bổng 100% học bổng của VinUni ngành Y, một ngành cạnh tranh rất khốc liệt. Làm việc với Linh chị cũng thấy được sự quyết tâm và chỉn chủ của bạn nữa. Cùng đọc thêm chia sẻ về Linh nhé. Các em muốn hỗ trợ gì đừng ngần ngại ngắn page và chị nha.
"Xuất sắc trúng tuyển vào 3 trường Đại học thuộc top đầu nước Úc, bao gồm Đại học Queensland, Đại học Công nghệ Sydney và Đại học Nam Úc, Thuỳ Linh – nữ sinh trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, đã quyết định ở lại Việt Nam và đầu quân cho VinUni. Nhận thấy niềm đam mê mãnh liệt cùng mơ ước đóng góp cho cộng đồng, bên cạnh tài năng về mặt học thuật khi sở hữu GPA 9.6, IETLS 8.0, Giải Ba Olympic Quốc gia môn Sinh học,…Hội đồng tuyển sinh VinUni tin rằng, Linh là gương mặt sáng giá cho suất học bổng 100% chương trình Bác sĩ Y khoa.
“Đối với em, trở thành một bác sĩ có nghĩa là cống hiến cho xã hội và đặt những nhu cầu của người khác lên ưu tiên”, Linh tâm sự.
Mặc dù đã chơi đàn piano 13 năm, biểu diễn solo cho Spring Concert tại L’espace (Viện Pháp tại Hà Nội), sở hữu 3 bức tranh lần lượt đạt giải Vàng, Bạc, Đồng được treo tại L’espace, Linh chia sẻ mình chưa từng có ý định theo đuổi ngành nghệ thuật. Với Linh, âm nhạc và nghệ thuật là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng bạn chỉ tiếp cận chúng với mong muốn tô màu điểm sắc thêm cho tâm hồn.
Ước mơ trở thành bác sĩ tài giỏi đã được Linh ấp ủ ngay khi còn bé. Đến năm lớp 8, qua những bài giảng Sinh học đầu tiên, Linh nhận ra đây chính là “định mệnh” đời mình và nghiêm túc theo đuổi con đường Y học với khao khát sử dụng di truyền học và tế bào học để giải thích về bản chất bệnh tiểu đường. Bằng sự say mê, hứng thú, Linh không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhiều sách giáo khoa và tài liệu khác nhau.
Nền tảng kiến thức vững chắc, sự thông minh, sáng tạo, và khả năng lí luận sắc bén đã được thể hiện rõ nét qua vòng phỏng vấn tại VinUni. Bên cạnh thời gian học tập, Linh cũng rất tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện tại Bệnh viện Nhi TW, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ Động vật Thú cưng, …"
☘️✈️Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước khác, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
#HannahEd #sanhocbong #duhoc #HannahEdScholarshipOnlineClass #HannahEdReview #HannahEdMockInterview
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「hannahedsuccessfulstory」的推薦目錄:
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 KU Leuven2023-在Facebook/IG/Youtube上的焦點新聞和熱門話題 ... 的評價
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 KU Leuven2023-在Facebook/IG/Youtube上的焦點新聞和熱門話題 ... 的評價
- 關於hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students - Facebook 的評價
hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
#HannahEdSuccessfulStory ĐẠT HỌC BỔNG MỸ KHI CHƯA TỐT NGHIỆP?
Bài hơi dài nhưng đọc hoài không chán, cả nhà share, lưu lại liền nhé.
Xin chào mọi người, mình là Nguyệt Anh. Mình hiện đang là sinh viên năm cuối học Microbiology tại University of Sheffield (UK). Vừa rồi thì mình có nhận được offer làm PhD ở Pennsylvania State University. Mình đã từng học lớp apply học bổng của chị Hoa Dinh và mình biết có nhiều bạn rất quan tâm đến apply học bổng ở Mỹ. Hôm nay mình xin phép chia sẻ một vài trải nghiệm riêng của bản thân trong quá trình apply PhD, đặc biệt là cách mình viết SOP để cải thiện được điểm yếu là không có publication và không có nhiều hoạt động ngoại khóa. Mong là bài viết sẽ giúp đỡ các bạn 😃
1. Background:
- Về GPA: Tại thời điểm nộp hồ sơ thì mình chỉ có điểm năm nhất và năm hai (và trong đó điểm năm nhất không tính vào degree). Thời điểm mình nộp hồ sơ thì điểm của mình là first class, tương đương 4.0 ở Mỹ.
- Về chứng chỉ tiếng Anh và các bài thi chuẩn hóa: Mình được miễn nộp chứng chỉ tiếng Anh vì sẽ tốt nghiệp đại học ở UK. Những program mà mình apply đều không yêu cầu điểm GRE.
- Về kinh nghiệm nghiên cứu: Tại thời điểm nộp hồ sơ mình không có publication nào cả. Về kinh nghiệm nghiên cứu ngoài giờ học thực hành trên lớp, mình đã có cơ hội làm trong phòng lab ở Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Trong quá trình này mình có tham gia vào một dự án của một nghiên cứu sinh ở đại học KU Leuven (Bỉ) được thực hiện tại Việt Nam.
Về hoạt động ngoại khóa: Mình có là committee member ở hội sinh viên Việt Nam, có làm tình nguyện ở charity shop và một dự án dạy STEM cho học sinh cấp 1.
2. Quá trình apply PhD ở Mỹ
- Bước đầu tiên là xác định kỹ mình có muốn làm PhD không. Làm PhD là một quá trình dài mà cần phải có niềm yêu thích thì mới gắn bó và hoàn thành được. Theo mình thì trước khi apply bạn nên nhìn lại bản thân và nghe kinh nghiệm làm PhD của những anh/chị cùng ngành (hoặc cả khác ngành) đi trước, sau đó tự hỏi bản thân xem đó có phải những gì bạn muốn làm trong vòng 3-6 năm tới không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghĩ về chủ đề mà mình muốn học lên cao hơn, tại sao lại muốn học ngành đó, việc học cao lên có giúp đỡ gì cho công việc mà bạn muốn làm cho tương lai không chẳng hạn. Khi nghĩ về những điều này, bạn nên note lại bởi vì nó sẽ có ích cho việc viết statement of purpose hay research proposal sau này.
- Bước tiếp theo là chọn trường (có thể là cả chọn thầy): Khác với khi học đại học thì chọn trường là yếu tố quan trọng nhất, với làm PhD thì việc chọn người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu là quan trọng hơn cả. Thông thường các trường thứ hạng cao ở Mỹ thường có deadline nộp học bổng là đầu hoặc giữa tháng 12, nên mình nghĩ các bạn nếu có ý định làm PhD thì nên chọn trường và tìm người hướng dẫn từ sớm. Về bản thân thì mình quyết định apply đi Mỹ khá là gấp nên không có quá nhiều thời gian để chọn lựa. Tuy nhiên, đợt đó mình đang viết Literature Review nên phải đọc rất nhiều các bài báo liên quan đến chuyên ngành của mình, và khi đọc những bài báo ở những tạp chí khoa học lớn và uy tín thì mình sẽ tìm trường đại học nơi Principle Investigators (thường được để tên cuối trong danh sách tác giả) đang làm rồi sau đó tìm graduate program và các potential supervisor ở trường đó. Một lợi ích khi apply PhD ở Mỹ là đa số các chương trình sẽ cho phép bạn làm ở các lab khác nhau (thông thường là 3 hoặc có thể hơn) trước khi bạn quyết định chọn thầy hướng dẫn, thế nên có thể các bạn không cần phải email trao đổi với giáo sư trước. Tuy nhiên, mình nghĩ là trong một vài trường hợp thì liên hệ với giáo sư bày tỏ nguyện vọng trước cũng có lợi (chú ý là không nên viết hời hợt và chung chung rồi gửi hàng loạt).
- Khi đã chốt được trường thì bạn sẽ đến bước chuẩn bị hồ sơ: Các loại giấy tờ cơ bản như chứng chỉ tiếng Anh hay các bài thi chuẩn hóa thì các bạn nên lên web trường và tìm xem phải cần có những gì để chuẩn bị cho đủ. Các bạn có thể làm một file excel để tóm tắt lại các trường và giấy tờ cần thiết cho mỗi trường để tránh nhầm lẫn.
- Về statement of purpose (SOP) của mình để các bạn tham khảo nếu có ý định nộp PhD ngành Microbiology (hoặc liên quan đến Biology) ở Mỹ: Bởi vì mình nộp nhiều hơn một trường, việc viết dàn ý trước tiên là một điều rất quan trọng. Mình liệt kê và viết ý chính cho những câu hỏi cần phải có trong một bài luận xin học bổng như: Tại sao lại học ngành này? Tại sao lại muốn làm PhD và dự định sau khi làm PhD? Tại sao lại chọn trường này (có thể nhắc đến những người hướng dẫn mình muốn làm cùng ở đây)? Kinh nghiệm nghiên cứu và tại sao mình nghĩ mình phù hợp để làm PhD? Các hoạt động ngoại khóa khác. Với mỗi câu hỏi mình sẽ viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, khi mình apply thì tùy vào yêu cầu của trường mà mình sẽ lắp ráp các đoạn và chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất. Với mỗi SOP, mình dành nhiều thời gian vào việc đọc về trường và các nghiên cứu đang được tiến hành để chỉnh SOP sao cho ban tuyển sinh cảm thấy mình rất phù hợp với trường thay vì cố “gồng” tỏ ra bản thân giỏi hay đặc biệt. Mình có phân tích một vài điểm trong SOP của mình mà mình nghĩ là sẽ giúp ích các bạn một phần nào khi viết SOP:
(i) Tại sao lại học ngành này và Tại sao lại muốn làm PhD: Một điều mình rất có ích mà mình học được ở lớp chị Hoa Dinh là cách trả lời cho câu hỏi này. Mình từng viết những điều rất chung chung và có phần “sáo rỗng” cho câu hỏi này khi mình apply học bổng đại học, và đương nhiên chắc vì thế mà mình trượt! Tùy vào ngành học, nhưng các bạn có thể bắt đầu với việc liên hệ những gì các bạn đang học (và muốn học) với những hiện trạng ở Việt Nam chẳng hạn. Ví dụ như mình học về Microbiology và mình quan tâm về vấn đề kháng kháng sinh. Đây là một vấn đề lớn đe dọa đến nền y tế của thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Việt Nam. Mình có nhắc đến thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi ở Việt Nam và những trải nghiệm và quan sát của bản thân, và việc mình đã từng không hiểu gì về tình trạng này cho đến khi mình đi học đại học. Mình suy nghĩ về câu hỏi này từ rất lâu và mỗi lần mình nghĩ được cái gì hay mình sẽ take note vào điện thoại, điều này giúp mình đến lúc cần viết SOP rồi thì sẽ có rất nhiều ý tưởng và nhiều bản nháp.
(ii) Kinh nghiệm nghiên cứu là một phần rất quan trọng và nên có khi bạn apply bất kì một graduate program nào. Như hôm trước mình có phỏng vấn ở Penn State, thầy ở trường có chia sẻ với mình là việc các trường yêu cầu kinh nghiệm nghiên cứu không phải là để đòi hỏi sinh viên ấy phải thông minh xuất sắc hay sử dụng các loại máy móc thành thạo gì cả. Yêu cầu này là để chắc chắn rằng sinh viên ấy đã hiểu được những khó khăn thử thách với người làm nghiên cứu, và sẵn sàng cho những điều đó. Vậy nên dù bạn chỉ có kinh nghiệm làm nghiên cứu ở trường (ví dụ như làm khóa luận tốt nghiệp), hãy cố gắng diễn giải trong SOP rằng bạn có hiểu rằng làm nghiên cứu không phải một con đường bằng phẳng. Ví dụ như, nếu bạn học đại học ở VN thì thông thường điều kiện nghiên cứu không được đầy đủ như ở nước ngoài, bạn có thể nhắc đến điều đó ở trong SOP và cách bạn làm thế nào để vượt qua những sự thiếu thốn đó. Ví dụ như bạn đã nghĩ ra cách gì để tối ưu hóa thí nghiệm, bạn đã xem rất nhiều tutorial trên mạng để đến lúc thực hành bạn có thể học thao tác với dụng cụ nhanh hơn chẳng hạn… Còn nếu bạn có kinh nghiệm nghiên cứu ngoài trường học thì sẽ dễ viết hơn. Như mình thì mình sẽ nói sơ lược về project mình tham gia (mục đích và nội dung của dự án là gì), công việc của mình và những điều mình đã học được từ dự án này. Điều quan trọng là mỗi khi đưa ra một luận điểm nào bạn nên đi kèm dẫn chứng để thuyết phục hơn. Ví dụ như khi viết mình được áp dụng những gì mình học vào trong kì thực tập này, mình có kể câu chuyện về việc viết lab notebook chi tiết đã giúp mình như thế nào khi phải xử lý rất nhiều mẫu. Đây cũng là phần bạn nên kể những câu chuyện đằng sau những chiếc gạch đầu dòng về kĩ năng của bản thân.
(iii) Các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa của mình không có gì nổi bật cả, nhưng quan trọng là mình làm nổi bật được cá tính của bản thân qua những hoạt động này. Ví dụ như việc tham gia hội sinh viên ở nơi mình học, mình có kể về những trải nghiệm và cảm xúc của bản thân khi được đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng du học sinh ở đây. Bên cạnh đó, mình cũng tham gia hoạt động của nhóm Women in STEM ở trường để dạy các môn STEM cho học sinh cấp 1, và mình có kể lí do mình tham gia hoạt động này là vì mình muốn ủng hộ sự có mặt của phụ nữ ở trong các ngành STEM – những ngành từng được cho là không dành cho phụ nữ. Again, mỗi khi bạn viết về điều gì, không nên chỉ viết về cảm xúc xuông mà nên đi kèm những câu chuyện thì nó sẽ thuyết phục người đọc hơn. Đây cũng là phần các bạn thể hiện cá tính của bản thân bên cạnh chuyện học hành và tạo nên điểm khác biệt giữa bạn và các ứng viên khác. Về phần này, mình có làm nổi bật việc mình quan tâm và ủng hộ diversity và inclusion trong học thuật, và đây là một yếu tố mà rất nhiều trường ở Mỹ mình thấy có quan tâm, nên mình nghĩ có lẽ đây cũng là một điểm mạnh trong hồ sơ của mình.
Sau khi đã lên được dàn ý hoặc đã viết xong bản nháp cho SOP, bước không thể thiếu là nhờ người khác đọc và review. Sau khi tự viết và sửa xong SOP, mình cảm thấy khá tự tin và cảm giác nó đầy đủ tất cả những gì mình nói lắm rồi. Mình chắc đây là cảm giác không phải của riêng mình, nhưng mà khi gửi SOP cho bạn bè, thầy cô và người quen, mình nhận được feedback về những vấn đề ở trong SOP của mình mà mình chẳng nghĩ tới. Tuy nhiên, việc chọn người review SOP cũng cần phải hợp lí sao cho bạn nhận được nhiều feedback mang tính xây dựng tích cực nhất (và bạn không phải cảm thấy tệ nếu có ai đưa ra lời nhận xét tiêu cực bởi vì chuyện này là rất bình thường, kể cả với những người viết chuyên nghiệp).
Cuối cùng, mình có may mắn được gọi phỏng vấn ở 2 trong 4 trường mình nộp, là Penn State và Tulane University và được nhận conditional offer cho khóa MRes của Imperial College London. Về quy trình phỏng vấn thì cả 2 trường đều khá là giống nhau, đó là mình sẽ được phỏng vấn bởi 3 thầy/cô hướng dẫn (mình có thể được chọn mình muốn được phỏng vấn bởi ai). Buổi phỏng vấn khá là informal và hầu hết thời gian là mình sẽ được nghe thầy/cô chia sẻ về những nghiên cứu của họ. Bên cạnh đó, mình cũng được hỏi những câu hỏi khá là giống những gì đã viết trong SOP như tại sao mình lại muốn làm PhD, tại sao mình chọn học ở trường này, kinh nghiệm nghiên cứu (đề tài nghiên cứu, các kĩ năng mình có được, phần này thường hỏi rất kỹ), dự định về công việc sau khi làm PhD. Một điều quan trọng là các bạn sẽ luôn được hỏi là các bạn có câu hỏi gì nữa không lúc cuối cùng. Và cũng như khi phỏng vấn xin việc, bạn nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bạn nên hỏi như timeline (các bước prep work, research và viết thesis kéo dài bao lâu), các thông tin về lab (lab có bao nhiêu người, ai là người hướng dẫn chính, mình được gặp người hướng dẫn có thường xuyên không, mọi người trong lab làm các project giống hay khác nhau), funding (funding kéo dài bao lâu và có những yêu cầu gì), work-life balance, cơ hội sau khi tốt nghiệp, … Kể cả bạn có biết thì cũng nên hỏi 2 – 3 câu để người phỏng vấn thấy bạn đã chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn này.
Đây là những kinh nghiệm mình rút ra được sau khi mình học lớp apply học bổng của chị Hoa và sau khi thất bại một vài học bổng. Cảm ơn các bạn đã đọc hết chia sẻ rất dài này của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường apply học bổng ❤
☘️✈️Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng cần hướng dẫn, mentor, xin việc thực tốt đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, essay, tập phỏng vấn nhé:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Lịch học mới nhất của các lớp: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
#HannahEd #HannahEdScholarshipClass #scholarshipforVietamesestudents #sanhocbong #duhoc
hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
#HannahEdsuccessfulstory
Các bạn cứ hay trêu nhau "người ăn không hết, người lần chẳng ra" :P. Chàng kỹ sư Software Engineer Tuấn, cựu học sinh lớp tìm và apply học bổng của chị vừa đỗ kép 2 học bổng: Toàn phần chính phủ Ireland và trường Canada. Một cái nữa thì đang đợi tin. Sau thời gian đắn đo suy nghĩ bạn ý đã quyết chọn Canada nhưng vẫn không quên đi thăm thú châu Âu dấu yêu vào tuần này. Nhớ ngày Tuấn còn đắn đo có nên qua trung tâm họ bắt đóng hàng chục nghìn đô và đòi % học bổng hay tự mình apply, chị đã động viên bạn ấy cứ tự tin ở khả năng của mình sau khi học xong lớp của chị. Thế là chỉ mất có 4tr tiền học, không mất hàng trăm triệu và giờ đã được học bổng hàng tỷ. Học trò cứ siêu sao hơn giáo viên thế này thì mình phải tích cực tuyển học sinh để đẩy thuyền cho các bạn vươn xa ra biển lớn. Đăng ký học ngay để một ngày biết đâu chính em sẽ là được như Tuấn.
- Lớp tháng 4 khai giảng T7 ngày 13/04. Lớp còn 3 suất nữa thôi.
- Lớp tháng 5-6 dự kiến khai giảng 25/05 hoặc 01/06.
🌏✈Bạn nào học luôn khoá tháng 4 khai giảng T7CN tuần này thì hoàn tất qua đây:
https://airtable.com/shrJs9Gmzlj6lGKWk
🛑Bạn nào quan tâm thêm thông tin thì comment email hoặc điền link này https://goo.gl/cDZEa1 nhé.
Email là [email protected], bạn nào thắc mắc gì cứ email chị nha.
Link thông tin về lớp: http://bit.ly/HannahEdScholarshipClass
Hope to see you in class.
<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdonlineclass
hannahedsuccessfulstory 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
hannahedsuccessfulstory 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
hannahedsuccessfulstory 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
hannahedsuccessfulstory 在 KU Leuven2023-在Facebook/IG/Youtube上的焦點新聞和熱門話題 ... 的推薦與評價
KU Leuven-臉書推薦/討論/評價在PTT、Dcard、IG整理一次看 ... #HannahEdSuccessfulStory ĐẠT HỌC BỔNG MỸ KHI CHƯA TỐT NGHIỆP... ... https://nieuws.kuleuven.be/… ... <看更多>
hannahedsuccessfulstory 在 Scholarship for Vietnamese students - Facebook 的推薦與評價
HannahEdSuccessfulStory ĐẠT HỌC BỔNG MỸ KHI CHƯA TỐT NGHIỆP? Bài hơi dài nhưng đọc hoài không chán, cả nhà share, lưu lại liền nhé. ... <看更多>
hannahedsuccessfulstory 在 KU Leuven2023-在Facebook/IG/Youtube上的焦點新聞和熱門話題 ... 的推薦與評價
KU Leuven-臉書推薦/討論/評價在PTT、Dcard、IG整理一次看 ... #HannahEdSuccessfulStory ĐẠT HỌC BỔNG MỸ KHI CHƯA TỐT NGHIỆP... ... https://nieuws.kuleuven.be/… ... <看更多>