CHẤT LƯỢNG HAY HÌNH ẢNH – NIỀM TIN HƠI HƠI MẤT, GIỌT NƯỚC MẮT CUỐN KÍ ỨC ANH CHÌM SÂU
[Câu hỏi của bạn Hoàng Nguyễn] – Và đây là 1 bài rất dài nhưng mình tin sẽ cung cấp được cho các bạn một góc nhìn về những gì đang thiếu sót trong nền công nghiệp thời trang đường phố tại Việt Nam.
Đầu tiên, đây là một câu hỏi hay đầy tâm tư của bạn và khá dài nên cho mình xin phép capture full câu hỏi của Hoàng Nguyễn lên đây nhé. Và dĩ nhiên rồi – mình cảm thấy tâm huyết và sự chân thành đến từ bạn nên mình sẽ xin trả lời câu hỏi này một cách cụ thể để làm cầu nối giữa các bạn và các founder của các local brands.
Câu hỏi của bạn sẽ chia làm các phần sau để mọi người dễ theo dõi cũng như để mình “mổ xẻ” từng vấn đề.
1. Bạn Hoàng Nguyễn là một người yêu thích thời trang đường phố NHƯNG hướng mà bạn ý yêu thích là những brands có xu hướng thích hợp cho các hoạt động urban outdoor nhiều như Carhartt, Daily Paper, Arte.. Bạn nói Workwear thì mình không đồng ý cho lắm vì ngoài Carhartt thì những brands kiểu vibe đường phố hơn. Nhưng chung quy lại là những brands bạn liệt kê (Thì mình đã sử dụng Carhartt và Daily Paper rồi, còn mấy brands kia mình chưa sử dụng dù có biết) sử dụng điểm nhấn là chất lượng dày, bền bỉ.
2. Quan điểm thời trang của bạn là chất lượng vải, hình in và kĩ thuật gia công.
3. Bạn có mua những sản phẩm mà mình đã từng viết bài như T-REDX, Deadend, Moidien.. Đây là một hành động đáng quý và ủng hộ thời trang nước nhà. Nhưng khi quá trình sử dụng thì những chiếc áo Tee (Mình xin nhấn mạnh là Tee nhé) thì các sản phẩm không thỏa mãn được bạn.
4. Bạn cảm thấy niềm tin của bạn hơi mất và có xí xi thất vọng về những sản phẩm local brands thì chất lượng vải khá tệ (nguyên văn) mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may.
5. Vấn đề là do Quality Control (QC) – khâu kiểm soát chất lượng hay các hãng đang tập trung màu mè hóa nhãn hàng cũng như hình thức để lấy lợi nhuận.
Ok – mình xin được giải thích từng phần theo quan điểm của mình như sau:
Đầu tiên, hãy nói các thương hiệu nước ngoài mà bạn Hoàng đã liệt kê ra. Các thương hiệu đó hầu hết là những thương hiệu không phải là mới. Đơn cử là Carhartt – (Thành lập năm 1889, 132 năm), Daily Paper – (Thành lập năm 2008, 13 năm), Arte Atnwerp (Thành lập năm 2009, 12 năm) và trẻ nhất có lẽ là Olaf Hussein (Thành lập năm 2014, 7 năm). Để so sánh thì các brands Việt mà bạn có nhắc trong câu hỏi thì T-REDX và Deadend là rơi vào khoảng năm 2019 (Đồng 2 tuổi) và Môi Điên (2016 – 5 năm tuổi), rất trẻ/ trẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu ngoại kia.
Trong khi anh Tomtrandt (Founder của Moidien) sau hơn 5 năm ngụp lặn đã ổn định hơn và vào guồng trong quy trình sản xuất thì cả T-REDX và DEADEND vẫn chưa thể ổn định được từ nguồn nguyên liệu, xưởng may. Một điều đó là do các brands này mới thành lập cần một quá trình để ổn định, thử nghiệm và test toàn bộ những gì mà ngành sản xuất Việt Nam dành cho các thương hiệu nhỏ và trẻ có thể làm được. Còn các brand ngoại kia – họ đã có quy trình, họ đã có một nền tảng vững chắc dựa trên nền công nghiệp may mắn chuyên nghiệp, tự động hóa với các công nghệ xử lí theo bề dày của thương hiệu. Chưa kể, khối EU còn có các điều kiện kinh tế thông thương giữa các nước khi trao đổi vật liệu, kĩ thuật với nhau. Bạn nên nhớ các nước trên là các nước đã phát triển, còn nước ta là đang phát triển mà thôi.
Cho nên – bạn so sánh như vậy là hơi “ác cảm” với các thương hiệu Việt. Chúng ta cần thêm thời gian.
TIẾP THEO ĐÓ LÀ PHẦN GIÁ CẢ.
Để phù hợp với thị trường Việt Nam, đa phần các local brands Việt bắt buộc – mình nhấn mạnh là BẮT BUỘC – phải bán các sản phẩm với giá cả hợp lí với túi tiền thị trường trẻ Việt. Sản phẩm bạn mua là Tee đúng không? Giá của một chiếc Tee local brands Việt giá bán là bao nhiêu? Trung bình rơi vào khoảng 450.000 đ đến 550.000 đ ( ~$25 maximum). Nhưng hầu hết là Graphic Tee, nghĩa là Tee có hình in. Blank Tee (Tee trơn) và Graphic Tee (Tee in) có giá hoàn toàn khác nhau khi Graphic Tee còn có thêm chi phí in (Mực in, in kĩ thuật gì – kéo lụa, nhiệt hay DTG/KTS) và đặc biệt là chi phí thiết kế ( Chứ 2021 mà còn khơi khơi lấy trên Pinterest mà in là người ta chửi cho chết).
Cùng đảo qua những brands ngoại mà bạn Hoàng đã liệt kê:
Carhartt – Theo website thì giá Tee bình thường với một logo nhỏ dao động vào tầm $20 đến $25 (Nhưng chỉ là logo nhỏ nhé). Giá Graphic Tee là ~$30.
Daily paper – Theo Website thì giá Tee của họ đều rơi vào khoảng giá là 69.95 euro ~ 1.950.000 vnđ.
Arte Antwerp – Theo website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Olaf – Theo Website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Vậy thì ngoài Carhartt với những đồ siêu đơn giản dành cho những người công nhân với mức giá gần như là đồng ngang với các local brands thì các thương hiệu còn lại giá tee của họ gần như là gấp 3 – 4.5 lần local brands Việt Nam. Và theo hình mà mình up lên thì graphics mà các brands ngoại đưa lên rất đơn giản, cực kì đơn giản – chỉ là logo, text. Còn Việt Nam với mức giá đó (Được đánh giá là mặt bằng chung và hơi cao) thì graphic rất là oằn tà là vằn thì mới hấp dẫn người trẻ mua được. Fair enough?
Để lí giải cho Carhartt thì thương hiệu này đã quá lớn, quy trình sản xuất rộng rãi và số lượng một lần là 1.000, 2.000 cái? Không chắc phải lên con số hàng chục ngàn cho 1 năm. Bạn cũng hiểu rõ rằng ngành sản xuất là càng làm nhiều thì chi phí càng giảm. Chi phí giảm thì giá bán theo đó sẽ giảm theo. Đó là Carhartt với gần 200 năm tuổi đời.
Còn những thương hiệu còn lại – chỉ với graphics vậy đã cost các bạn 1tr7 trung bình. Với số tiền đó để mua 1 chiếc tee local brands, các bạn có mua không hay giãy nảy lên. Với 1tr7 giá bán cho 1 chiếc Tee thì mình make sure với các bạn quy trình sản xuất là chất liệu mà tụi kia làm hầu hết là theo quy chuẩn công nghiệp và chi phí dành cho QC – kiểm tra chất lượng là rất sát sao.
Chúng ta cũng không thể viện cớ đó mà “nuông chiều” các local brands Việt Nam được. Nhưng chúng ta là những người thông minh và có cái nhìn tổng quát. Với giá bán 450.000 ~ 500.000 đ chứng tỏ chi phí sẽ thấp hơn con số đó (Nhiều hay ít tùy độ tính toán của các brands) – mà chi phí sản xuất dao động ~100.000 đến 200.000đ cho 1 chiếc tee (xông xênh là thế) mà các bạn so sánh với một chiếc tee ngoại lai giá bán 1.700.000 đồng. Công bằng ở mô?
Các bạn muốn chất lượng cao, chất lượng tốt từ thương hiệu Việt mà các bạn không chịu mở hầu bao như cái cách mà các bạn bỏ tiền cho thương hiệu ngoại thì muôn đời câu hỏi này sẽ tiếp diễn. Chúng ta nên học cách “Chi tiền thông minh” và câu nói kinh điển “Tiền nào của đấy”. Câu “Tiền nào của đấy” không phải mang nghĩa tiêu cực mà là Với số tiền bạn bỏ ra như vậy thì chỉ có những options về chất liệu vải, gia công mà các brands có thể cung cấp được cho các bạn thôi.
Chứ mà bỏ 450.000 đ mà có vải dầy, mịn, bền, xịn, tuyệt đối như các thương hiệu ngoại (Mà nhiều khi tụi ngoại chưa chắc đã bằng nhá) thì mình hỏi ngược lại
“NẾU CÓ 1 BRAND BÁN 1 CÁI TEE CHẤT LƯỢNG NHƯ STONE ISLAND VỚI GIÁ 1 TRIỆU 5 CHỈ IN LOGO BRAND LÊN THÔI THÌ CÁC BẠN CÓ MUA KHÔNG?”
Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “Ỡm ờ..”
GIÁ CẢ SẼ LIÊN QUAN TỚI ĐỘI NGŨ/EKIP SẢN XUẤT
Với số tiền mà các bạn chi ra hiện tại cho các local brands thì đa phần là các founders sẽ kiêm luôn việc quản lí chất lượng, thiết kế, kiểm soát nguồn cung nguồn hàng, nguồn vải blah bloh. Nó lại quay trở lại về tuổi đời của thương hiệu. Thương hiệu non trẻ không thể nào so sánh được với thương hiệu già gân được – kiếm được ekip hay đội ngũ sản xuất, marketing hợp ý nó khó lắm các bạn à. Mà đâu phải các founders cạp đất mà xin đội ngũ đó mà làm đâu, cũng phải chi tiền thuê họ. Mà thuê thì – Chi phí tăng lên, cao hơn. Lúc đó – sản phẩm sẽ được kiểm soát tốt hơn/đồng nghĩa, giá tiền sẽ tăng lên. Và bạn, có đồng ý chi thêm tiền không?
Đây là 1 cái vòng rõ ràng luẩn quẩn. Chúng ta đòi hỏi thứ tốt, chúng ta ủng hộ. Nhưng chúng ta không bỏ thêm tiền thì giá trị của sản phẩm nó cũng chỉ dừng ở mức đó mà thôi. Buồn lắm.
[Nhưng mình sẽ góp ý với các founders của những brands bạn đã mua nhé vì mình đã làm việc với họ. Họ là những người không để sản phẩm làm mất thương hiệu mà họ xây dựng đâu]
PHẦN CUỐI CÙNG – VÀ CŨNG LÀ PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT
Việt Nam là đất nước dệt may. Đúng, nhưng nó là vừa ở thì quá khứ và thì tương lai. Quá khứ là trước khi Trung Quốc mở cửa và phát triển ngành dệt may của họ, Việt Nam vẫn chỉ là nước dựa trên nền dệt may thủ công và mang nặng phần nông nghiệp nhiều hơn. Cho đến giai đoạn này khi mà các cuộc chiến tranh lạnh và cạnh tranh kinh tế khiến các tập đoàn thời trang lớn mới đổ dồn vào Việt Nam cho việc gia công. Đặc biệt là năm 2020 khi Việt Nam là một đất nước ổn định trong diễn biến dịch thì chúng ta mới có thêm nhiều tiềm năng về dây chuyền sản xuất cũng như các kĩ thuật gia công tiên tiến. Các bạn có biết (Là do mình nghe một anh CEO về sản xuất sợi bông, vải sợi chia sẻ) là khi Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp dệt may của họ - người đứng sản xuất hầu hết là những người đã tốt nghiệp đại học hay cả thạc sĩ không. Tay nghề và nền tảng họ vững nên mới phát triển mạnh như vậy. Việt Nam sẽ như thế, nhưng là ở thì “Tương Lai”.
Các quy trình gia công tân tiến và triệu đô đầu tư không phải ai cũng “Rớ” vào được. Đặc biệt là đối với các local brands trẻ và nhỏ. Họ chưa đủ lực, chưa đủ tầm và chưa đủ mối quan hệ để tiếp xúc với những nguồn cung cấp đó. Bạn thử hỏi xem là bao nhiêu local brands có thể chủ động về nguồn vải, về dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất được giám định sát sao? Mình xin gọi là “Hệ sinh thái dây chuyền sản xuất”. Tất nhiên con số này là vô cùng ít.
Chẳng thiếu việc mà các founders hay người sản xuất phải đi kiếm vải tự do, trôi nổi ngoài thị trường. Những cây vải cắt xén, tuồn ra ở những chợ vải lớn ở Việt Nam hay Hồ Chí Minh. Nhưng – nó đồng nghĩa với sự không ổn định và giá thành bấp bênh. Và điều đó nghĩa là – Chất lượng sản phẩm cũng không hề ổn định, nó phù thuộc vào từng cây vải mà bên cung cấp đưa.
Mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may nhưng rất rất nhiều founder local brands mình biết “phải” đi nhập hàng vải từ thị trường Trung Quốc. Vì sao? Vì Trung Quốc phát triển hơn chúng ta khoảng 10-20 năm trong ngành chế biến vải, sợ và chất liệu nên maybe giá thành có thể rẻ hơn, có những chất liệu độc lạ hơn và màu sắc theo xu hướng hơn.
Còn ở Việt Nam? Quá trình gia công và sản xuất là có – đúng với tiêu chuẩn Quốc Tế - nhưng hầu hết là theo đơn hàng lớn, với số lượng lên tới hàng trăm ngàn – hàng triệu mỗi năm. Uniqlo, H&M, ZARA, Fear of God, Drewhouse.. đều được gia công tại Việt Nam nhưng nguồn vải là nguồn ngoại nhập. Với số lượng đó – các local brands mà chúng ta biết, có khả năng chạm tới. Và nếu có chạm tới hoặc chính những xưởng sản xuất đó có nhu cầu muốn hỗ trợ. Ai sẽ là cầu nối?
Quy trình giám định (QC) chỉ mang tính tượng trưng và khá là bấp bênh đối với các thương hiệu Việt vừa và nhỏ. Tùy theo lương tâm của founders thì họ sẽ quyết định chất lượng sản phẩm được bán ra như thế nào. Chất lượng xấu thì cũng bán mà chất lượng tốt thì cũng bán – bán để mà lấy tiền, để xoay vốn. Hôm nào tâm trạng tốt thì ok mà tâm trạng xấu thì cũng ok. Mà QC là 1 thứ cần sự ổn định và tài chính mạnh để đảm bảo quá trình này diễn ra thường xuyên. Và – nó lại quay về tuổi đời và giá thành.
Các bạn có biết các thương hiệu nước ngoài chi bao nhiêu tiền cho Quality Control không? Một số tiền khổng lồ vì chất lượng sản phẩm là bộ mặt của thương hiệu. Nhưng bạn nghĩ rằng các công ty đó sẽ khơi khơi chi tiền để kiểm tra suông cho vui hả? Nồ - chi phí QC đó sẽ được tính vào giá bán bình quân trên mỗi sản phẩm được tung ra. Khách hàng phải trả cho điều đó. Mà điều đó có nghĩa là – giá thành tăng, mà giá thành tăng thì khúc sầu bi
“Giá gì mà mắc thế. Ếu mua”
Vậy thì ai dám đầu tư QC cho các bạn nữa. Ngoại trừ mấy brand fast-fashion với số lượng cực lớn để đủ cover chi phí này?
Phần cuối của câu hỏi, đây là 1 hệ sinh thái sản xuất mà đang có rất nhiều vấn đề diễn ra bên trong các thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam – từ yếu tố tác động bên ngoài đến nội tại. Vì không thể kiểm soát toàn phần về quality control (Do nguồn vải, xưởng sản xuất..) nên các brands phải sử dụng thứ mà họ có thể chủ động được. Đó là marketing/quảng bá và truyền thông để che bớt khuyết điểm này. Còn việc mà những brands mà “màu mè” để kiếm lợi nhuận – không hề thiếu, mà chúng ta hãy gọi đó là “Kinh doanh thời trang” chứ không phải làm thời trang.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「brand logo pinterest」的推薦目錄:
- 關於brand logo pinterest 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於brand logo pinterest 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於brand logo pinterest 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於brand logo pinterest 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
- 關於brand logo pinterest 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於brand logo pinterest 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於brand logo pinterest 在 610 Logo/Branding ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Logos ideas in 2022 | logo inspiration, logo design ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 450 Identity/Branding/Logo ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest Brand Guidelines 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Logo Design ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Logo | Branding Inspiration ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Logos and Branding ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 490 Best Branding tips & inspiration ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 500 Logo Design ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Logo design ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 740 Logos ideas | logo design, logo inspiration ... - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 660 Logo + brand design ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 100 Brand Guide ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 730 Brand New Highlights ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 470 Logo Inspiration ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 新品牌CIS提案 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 140 People logo ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 110 Custom Logos ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Be You | Graphic design logo, Logo design ... - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 380 Beautiful Branding ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 21 Brand Assets ideas | branding, branding design, logo ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 18+ Splendid Garden Tool Drawing Ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 AGF Brand Marks | Graphic design logo, Retro ... - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 A little #WIP. I designed this logo as a concept ... - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Batik Logo - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Sticker design, Camp brand, Retro logos - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pin on Logo and Badge Inspiration - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Portfolio | Beautiful logos, Logo design inspiration, Graphic ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 50 Creative Fashion Logo Design Ideas for your inspiration 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Branding ideas - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 900+ Brand / Corporate Identity ideas in 2022 - Pinterest 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 6 Ways to Brand Your Business's Pinterest Profile 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Why Brand Your Pins from the Start and How to Do It Easily 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest introduces an unconventional new brand identity 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 How to Brand Your Pinterest Business Profile. 7 Ways to ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Brand New: New Logo for Pinterest - UnderConsideration 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Creating a Brand Vision Board on Pinterest - Karima Creative 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest's new logo says goodbye to script text | Creative Bloq 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Should I Use Branded Images on Pinterest? - Simple Pin Media 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 How to create a Pinterest Board for your Brand Designer 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest's New Brand Identity Focuses on the 'Endless ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Should You Brand Your Pinterest Pins? (Best Advice And Tips) 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest logo and symbol, meaning, history, PNG - 1000 Logos 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest Logo Vector (.AI) Free Download - seeklogo 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 12 Brands on Pinterest with Awesome Marketing Strategies 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 File:Pinterest Logo.svg - Wikimedia Commons 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest Logo, history, meaning, symbol, PNG - Logos-world.net 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest color codes - Hex, RGB, CMYK, Pantone 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Brand, label, logo, pinterest icon - Free download - Iconfinder 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 GT – Pinterest Sans, Custom Typeface - Grilli Type 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Luxury coffee subscription service needs a brand | 99designs 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest Color Codes - Original Logo Colors and Palette 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Jameson takes over 'orange' on Pinterest to introduce new ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Playbook, where 'Pinterest meets Dropbox' for designers ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Localization Project Manager, Marketing (Contract) - Pinterest ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Pinterest partners with WooCommerce and launches app 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 Omaze Welcomes Former Pinterest & Google Exec, Scott ... 的評價
- 關於brand logo pinterest 在 YouTube 的評價
brand logo pinterest 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
GRAPHIC IN FASHION/ TẠI SAO CHÚNG TA LẠI HAY CÓ SUY NGHĨ “ĂN CẮP” CỦA LOCAL BRAND?
Những chiếc Graphic Tee, Graphic Hoodie đã không còn xa lạ gì đối với cộng đồng thời trang đường phố của chúng ta. Nhắc tới Graphics hay nôm na là Hình để In (Để mà có chiếc áo in, hoodie in mà các bạn hay mặc í) đã có quá nhiều tranh cãi về việc sử dụng hình in như một “Vũ khí tối tượng” trong mindset “Lập một local brand ở Việt Nam” theo các bước sau:
1. Nghĩ một cái tên kêu kêu.
2. Lấy hình 1 gì đó ngầu ngầu, in áo.
3. Một là chụp lookbook, không là làm layout sản phẩm.
4. Công bố tên thương hiệu và blah bloh gì đó về chiếc áo giản đơn – sử dụng công nghệ in tối thượng, tiêu chuẩn Iu Ét Ây ISO 9000 gì gì đấy.
Cũng chẳng nên nhắc lại – nhưng thôi mình cứ nhắc. Xuyên suốt 2019 và 2020, các bạn liệt kê thử Có bao nhiêu vụ drama/phốt phát phốt pho liên quan đến chủ đề “Các local brands ăp cắp ý tưởng từ các source nước ngoài/ các artist -designer nước ngoài. Trên các nền tảng như Pinterest, Behance, shutterstock”. Thực ra việc này cũng không có gì quá nếu các founders mua lại bản quyền hay lấy đó làm inspirtation/cảm hứng hay references nhưng trước khi đông đổng lập các post um xùm lên, chúng ta hãy nhìn bản thân chúng ta trước.
CỚ VÌ SAO MÀ CÁC HÌNH IN ĐÓ LẠI VẪN TỒN TẠI ĐƯỢC TỚI BÂY GIỜ?
Vì đơn giản, các bạn vẫn còn thích. Thế thôi – thị trường vẫn còn thì các founders vẫn làm. Làm để bán cho các bạn chứ chẳng ai ngu khi mà thị trường không có nhu cầu mà các local brands vẫn lấy graphic làm đối trọng để phát triển cả. Khách quan mà nói rằng, graphic tee hay graphic fashion chẳng có gì sai hay out -trend gì cả vì trước giờ nó vẫn vậy, vẫn xuất hiện đầy trong thời trang. Các collection runway hay Read-to-wear product line của các nhãn hàng quốc tế thời trang lớn, vẫn ngập tràn graphic items/logo items. Khách hàng còn thì người ta vẫn còn làm. Khi nào vẫn còn người yêu thích thương hiệu, sự đơn giản và flexin thì những sản phẩm trên vẫn còn bán được. Muôn đời.
CƠ MÀ – SAO LẠI HAY CÓ SUY NGHĨ “ĂN CẮP”.
Tư tưởng nhìn trông giống ở đâu đó trên mạng là hệ quả của việc “Sính ngoại” và “Lười suy nghĩ” “Lười đọc” và “Lười tìm hiểu” của không ít những khách hàng trẻ tại Việt Nam hiện nay. Tại sao các founder hay graphic designer lại phải lên Pinterest với các keyword “Renaissance / Phục Hưng” – “D.E.A.T.H/CHết” hay “S4tan” vì chính chúng ta vẫn yêu thích cái sự ngầu ngầu, cool cool từ các hình in trên áo mà chúng ta mặc. Giai đoạn vàng son 2017 – 2018, các bạn không cần biết hình gì, nguồn gốc như thế nào, tác giả nó là ai.
“Trông ngầu nên tui mua. Thế thôi”
Cũng không trách gì các bạn – vì đó là tiền và quyết định của các bạn. Nhưng nó dẫn đến việc “Trông ná ná trên mạng” của các graphics, dĩ nhiên rằng “Phục Hưng” hay các kiểu Thần chết, Thiên Thần đâu phải là văn hóa gốc của người Việt. Điều này bắt buộc các bạn designer hay founder phải research trên mạng để tìm tài liệu, tìm hình ảnh mà quá trình này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Thế thì nhanh gọn nhất là lấy 1 source nào đó trên Pin, modify/ xào và nấu lại để ra đồ thật nhanh – đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ. Thú thực, chính thị trường các bạn đã bóp nghẹt chết những artist, graphic designer trẻ và có tài tại Việt Nam khi họ không có đất dụng võ hay “bắt buộc” phải theo xu hướng.
“LƯỜI SUY NGHĨ – LƯỜI ĐỌC VÀ LƯỜI CẢM”.
Thế kỉ 4.0, mọi người cần những gì dễ dàng đập vào mặt, dễ hiểu, dễ chịu. Còn cái gì đó có câu chuyện, có bộ nhận diện thương hiệu và cả chiến dịch mà các founder hay marketing cố gắng truyền tải vào trong đó – thị trường hầu hết là thờ ơ hoặc không quan tâm cho lắm. Đây là chia sẻ riêng của mình, vì mình đã từng hợp tác rất nhiều local brands (DVRK x VSSG, OG, DVRK..) cho các campaign mà mình đảm nhiệm. Với tính cách của mình thì mình luôn muốn kể cả hình in thì tất cả đều có câu chuyện xuyên suốt collection – nhưng khi leak ra, các bạn (Ở đây là thị trường) chỉ nhao nhao lên “Ồ, trông ngầu đấy!” “Trông cool quá” “Collab à” hay “Resell thôi các bạn ơi”.
Và mình cảm thấy rất hụt hẫng vì chất xám của mình không được thị trường đón nhận dù mình đã chọn cách dễ nhất để tiếp cận gần gũi với đời sống các bạn. Nhưng có vẻ là thị trường đại chúng vẫn chỉ thích thứ gì đó “Nhanh” và “Mì ăn liền”.
Việc đầu tư chất xám tất nhiên là yêu cầu về chi phí, thời gian và nhân lực rất nhiều. Điều này đẩy lên quỹ thời gian và tài chính cho sản phẩm sẽ rất cao – cho nên không phải các founders nào cũng thấu hiểu được. Có lẽ nhiều người sẽ suy nghĩ rằng :
“Thị trường không đón nhận mà tốn thời than quá. Tội gì không làm thứ đơn giản hơn, nhanh hơn?”
Vậy – lỗi “nghèo nàn” trong các local brand thời gian vừa qua, là do đâu? Do các founder hay của chúng ta?
Có bao giờ - các bạn chăm chú đọc từng lời giải thích về graphics (Được vẽ bởi người Việt nhá) trên các chiến dịch/campaign của local brands không? Tất nhiên là không, xem hình va lướt.
Có bao giờ - các bạn coi hình details hay sở hữu sản phẩm đó nhìn graphics mà suy ngẫm rằng “Cái graphics, hình in này có nghĩa cl gì nhỉ?”. Chắc được 1p thì cầm Điện thoại lướt Facebook/Tiktok/IG rồi.
Có bao giờ - các bạn cảm thấy sung sướng và hạnh phúc hay tự hào về sản phẩm mình đang mặc có 1 câu chuyện logic xuyên suốt các sản phẩm không?
Muốn các thương hiệu văn minh, tân tiến và đổi mới thì chúng ta phải “Đổi mới trong suy nghĩ “ trước các bạn ạ.
Một điều tích cực rằng, dù thị trường vậy nhưng cũng không ít local brands đầu tư chỉnh chu trong việc đưa thông điệp của mình qua graphics bởi những tài năng, con người Việt Nam. Hơn nữa, thị trường trẻ cũng đang trưởng thành và phân hóa rất nhiều, mong rằng các bạn sẽ để ý chút tới graphics mà sản phẩm các bạn đang mặc.
Yêu các bạn.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
brand logo pinterest 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam
2020 quả là một năm đặc biệt – không chỉ tác động mạnh tới sức khỏe của con người mà còn gây hố sâu khá lớn trong nền kinh tế và quan trọng là thay đổi tập tính khách hàng khá nhiều. Vậy – hôm nay, chúng ta sẽ thử đứng vai trò là 01 “founder local brand” để xem rằng “Khó khăn thực tại của streetwear Việt Nam thời Covid” nhé.
Đầu tiên là Sản Xuất:
Quy trình sản xuất từ các local brand nhỏ lẻ cho tới tầm trung ở Việt Nam thời dịch gặp khá nhiều trắc trở. Trong giai đoạn 1 2020 của Covid với sự bùng phát đầu tiên của dịch – các xưởng và đội ngũ thợ lành nghề đã phải gián đoạn để thực hiện chính sách giãn cách và bảo vệ bản thân. Do đó, thời gian sản xuất dự tính đã bị lùi lại và không đảm bảo được tiến độ rất nhiều. Bên cạnh đó, nguồn vải nhập từ Trung Quốc hay vải dệt nhập từ các nguồn nội địa cũng khó thông quan khi cửa khẩu đang rà soát kĩ lượng người qua lại tại biên giới đường bộ và đường thủy.
Chà – vậy có điều gì không đúng?
Thời trang – chữ thời ở đây là thời điểm, thời gian. Thời trang được chúng ta tung hô tại lúc này là vì nó tạo ra xu hướng, tạo ra trend. Nhưng xu hướng hay kiểu cách mà thị trường theo đuổi, nó phụ thuộc vào các hãng thời trang lớn đang giáo dục và điều khiển khách hàng ra sao. Để tạo ra 1 xu hướng và nuôi nó, quy trình này đòi hỏi nghiên cứu về tập tính khách hàng, xu hướng thông tin và văn hóa đại chúng trong thời gian sắp tới. Khi đã hoàn thành thì phải tốn trung bình 3-6 tháng cho việc sản xuất.
Nhưng – xu hướng hiện tại không phải là cố định. Có thể tháng này người ta thích màu tím, tháng sau người ta thích màu pastel. Thay đổi liên tục, việc Covid ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khiến các dự tính về việc bám sát xu hướng của các local brands Việt Nam đổ bể khá nhiều. Đơn giản là chỉ cần trễ hàng từ 1-2 tuần là xu hướng đó có thể đã lỗi thời và không hấp dẫn khách hàng nữa – đặc biệt là với giới trẻ Việt Nam, thị hiếu chạy theo số đông khá là nhiều. Lỗi thời có nghĩa là mức độ bán hàng không cao – doanh thu giảm.
Làm local brand không chỉ đơn giản là in graphic lên cái tee, lên pinterest kiếm vài ba mẫu design rồi làm logo, post vài ba tấm hình lên Facebook/IG là thành một thương hiệu. Phải có tính toán về xu hướng, quy trình sản xuất và giá cả nữa. Nếu thương hiệu nào không có 1 DNA/ 1 điểm cạnh tranh rõ ràng và khác biệt, thì ảnh hưởng này càng sâu và mạnh hơn nữa. Chi phí về sản xuất, về mặt bằng, về nguyên liệu – sẽ là gánh nặng không hề nhỏ, đối với các founder local brands.
Vậy – phương án “lướt sóng” và “hớt váng sữa” nhanh sẽ là tập trung vào những items, những đồ basics – những sản phẩm dễ sản xuất trong thời gian ngắn để đáp ứng và giải quyết phần nào đó ảnh hưởng này. Nếu các bạn theo dõi local brands và streetwear Việt Nam thì sẽ nhận ra được điều này.
Điểm thứ hai là Tập tính khách hàng
Theo chính sách giãn cách của xã hội và ảnh hưởng đến từ gia đình (Đối với các khách hàng trẻ) , tập tính mua sắm của khách hàng cũng phần nào bị giảm bớt khá nhiều do dịch. Các trung tâm mua sắm, những khu phức hợp là những chỗ đông người – cũng bị ảnh hưởng. Thu nhập trên đầu người cũng bị giảm bớt khiến hành vi mua sắm trở nên dè xẻn và tiết kiệm hơn rất nhiều.
Giới trẻ, mua đồ từ local brands vì mục đích gì? Tất nhiên là mặc, là đẹp – là hợp xu hướng (Theo một cách Việt nam đi) khi ra ngoài đường, đi du lịch và các sự kiện đặc biệt. Dịch bùng nổ khiến các địa điểm du lịch bị hạn chế, đặc biệt với dân Sài Gòn là Đà Lạt. Ngoài đường cũng giảm tới khoảng 30 người cũng khiến nhiều bạn trẻ suy nghĩ về việc ở nhà. Mà ở nhà cần gì mặc đẹp -> Nhu cầu mua sắm không quá cao -> Ảnh hưởng tới local brands.
Các sự kiện thường niên như Impact Con, SoleEx cũng vì dịch mà phải chờ tình hình diễn biến và theo chỉ đạo của Bộ VHTT. Những sự kiện đó mỗi lần là cơ hội để các bạn trẻ phô diễn thời trang của mình cũng như tụ họp, đồng thời là một điểm bùng nổ cho các local brands với các bản exclusive collection, collab nhằm branding và tăng doanh thu. Cô Vi đã khiến điều này chỉ nằm trên list chờ đợi mà thôi.
“Dạy hư khách hàng”
Cũng dễ dàng thông cảm với các founder brands hay các trung tâm mua sắm. Để kích cầu mua sắm và thu hút mọi người chi tiền – các chương trình khuyến mãi, giảm sâu liên tục được nổ ra (Không chỉ trong streetwear mà đa phần ngành nghề nào cũng vậy). Sức ép về mặt bằng, chi phí sản xuất khiến các founders phải tìm bài toán xoay dòng tiền một cách nhanh và hợp lí nhất. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra 1 con dao hai lưỡi khi “Dạy hư khách hàng” , chờ giảm giá mới mua hay suy nghĩ “Mùa dịch mà, thể nào chả sales”. Dịch diễn ra chưa có hồi kết và với xu hướng như thế này sẽ dần dà tạo thành thói quen khó bỏ cho người tiêu dùng, một điều cấm kị với một thương hiệu với giá trị hình ảnh và brands.
Quay trở lại câu chuyện, có hại nhưng cũng có lợi. Covid lại là môt cơ hội để tái thiết lập lại trật tự thị trường và khiến khách tiêu dùng suy nghĩ nhiều hơn về hành vi chi tiền của mình một cách cẩn thận và thông minh hơn. Đây là đất diễn của những local brands có DNA riêng biệt và cá tính riêng mạnh mẽ, đồng hành cùng những sản phẩm vật lí và hình ảnh trên social network.
brand logo pinterest 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
brand logo pinterest 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
brand logo pinterest 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
brand logo pinterest 在 900+ Logos ideas in 2022 | logo inspiration, logo design ... 的推薦與評價
Corporate Design, Business Logo Design, Brand Identity Design, Graphic Design Typography, French. Loam roastery logo and brand identity design by Fivestar ... ... <看更多>
brand logo pinterest 在 450 Identity/Branding/Logo ideas - Pinterest 的推薦與評價
... Design Love Life's board "Identity/Branding/Logo", followed by 250833 people on Pinterest. See more ideas about branding design, branding, logo design. ... <看更多>
brand logo pinterest 在 610 Logo/Branding ideas - Pinterest 的推薦與評價
Aug 5, 2017 - Explore Kaylyn Crane's board "Logo/Branding", followed by 289 people on Pinterest. See more ideas about logo branding, ? logo, branding. ... <看更多>