BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有3193部Youtube影片,追蹤數超過371萬的網紅Experiment Ahong,也在其Youtube影片中提到,Giant Coca Cola, Fanta, Sprite and Big Pepsi, Mirinda, 7up, Chupa Chups vs Mentos Underground...
「underground」的推薦目錄:
- 關於underground 在 Facebook 的精選貼文
- 關於underground 在 Tifosi Facebook 的最佳解答
- 關於underground 在 Z9 的看板 Facebook 的最佳貼文
- 關於underground 在 Experiment Ahong Youtube 的最讚貼文
- 關於underground 在 Ahong & Life Experiment Youtube 的最讚貼文
- 關於underground 在 Experiment Ahong Youtube 的最佳貼文
- 關於underground 在 Lindsey Stirling - Underground (Official Music Video) - YouTube 的評價
- 關於underground 在 City and Colour - Underground (Official Music Video) - YouTube 的評價
- 關於underground 在 The Underground HK - Facebook 的評價
underground 在 Tifosi Facebook 的最佳解答
RHYMASTIC VÀ VTV: TỪ UNDERGROUND LÊN MAINSTREAM CẦN SỰ THAY ĐỔI VÀ TEM TÉM LẠI.
Bray cùng với Richchoi đã tạo ra một trong những trận battle nổi đình nổi đám trong giới rap Việt. Những ngôn từ mà Bray và Richchoi sử dụng trong trận chiến đó rất thô tục, thiếu văn hóa. Nhưng khi gia nhập thị trường mainstream - có thể gọi nôm na là thị trường âm nhạc chính thống, phổ biến với đại đa số khán giả thì cả hai dường như đã rút lui khỏi các trận chiến, Bray không lên tiếng chửi chính quyền như trước , từ một rapper “chống phá” trở thành một rapper “đeo khăn quàng đỏ”. Ngoài Bray, Richchoi, chúng ta thấy kha khá những rapper trưởng thành từ môi trường underground - dòng nhạc ngầm, không chính thống và không phổ biến với công chúng, như MC ILL, Phúc Du, Dế Choắt, BigDaddy, Sơn Tùng MTP… đã “gột mình” và thay đổi và hòa nhập vào công chúng.
Rap là một dòng nhạc vô cùng đặc thù, phần lớn các rapper đều trưởng thành và đi lên từ những “ngách nhỏ” và những ngách nhỏ ấy không phải người dân nào cũng thẩm thấu, chấp nhận được. Khi tiến ra công chúng, các rapper ấy bắt buộc phải thay đổi, vì thị hiếu, vì văn hóa, vì xã hội. Thay đổi để tiến ra, hoặc giữ lại “bản sắc” và chấp nhận sự bó hẹp.
Rhymastic là một trong những rapper nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, đã lên sóng mainstream, được biết đến nhiều hơn với đông đảo khán giả. Cách đây ít lâu, rapper này có một trận “battle” với một rapper khác là Torai9 và trận đấu này được VTV “nhắc nhở” trong chương Đối Diện - chương trình thời sự chính luận, phản biện về việc “âm nhạc trở thành công cụ để mạt sát, đả phá lẫn nhau”, ngôn từ ảnh hưởng không tốt và gây mâu thuẫn trong giới trẻ.
Đúng hay sai xung quanh câu chuyện mà VTV đề cập? Hãy nhớ lại trận chiến ấy, thì người hâm mộ hai bên, không chỉ của hai nghệ sĩ, mà còn là của hai chương trình King of Rap(KoR) và Rap Việt(RV) lao vào cấu xé lẫn nhau. Thay vì cùng nhau tốt hơn, thì họ lại quay ra “đấm nhau”, người hâm mộ thì hùa nhau vào phá công ăn việc làm của các rapper, kích động các phe phái… Bên cạnh một trận chiến, còn là những trận chiến khác nữa, mà hệ quả của những trận chiến này rất xấu xí, miễn bàn cãi.
Tại sao VTV chỉ nhắc đến trận này mà không nhắc đến các trận khác? Torai9 xuất hiện trong tư cách cố vấn của KoR - một trương trình do đích thân VTV và Cát Tiên Sa sản xuất, còn Rhymastic làm giám khảo trong Rap Việt - cũng được VTVCab trình chiếu, hỗ trợ sản xuất, quảng bá. VTV là nhà đài quốc gia, những chương trình trên VTV cần một độ “chuẩn” nhất định về nhiều yếu tố như văn hóa, phù hợp với độ tuổi… VTV chính là “đại diện lớn nhất” của mainstream tại Việt Nam. Vì 2 rapper này xuất hiện trên VTV và sẽ xuất hiện thêm nhiều lần nữa với các vị trí quan trọng, nên đây vừa là một lời nhắc nhở với những nghệ sĩ, nên biết giới hạn và thay đổi. Hãy thử nghĩ một ví dụ thế này, sẽ có những phụ huynh phản hồi với VTV rằng: “Ủa sao VTV lại mời mấy ca sĩ chửi nhau lên chương trình đài quốc gia? Muốn giới trẻ học theo hay sao...".
Trước đây, giữa underground và mainstream có một tranh cãi gắt gao, giữa “ cái chất riêng” hay là “tiền bạc, danh vọng”, chọn “cái chất riêng” thì ở lại underground, chọn mainstream thì thay đổi. VTV là đại diện lớn nhất của mainstream, và VTV cũng đã góp công cho rất nhiều anh em nghệ sĩ rapper đến với khán giả, xóa tan định kiến về một thể loại âm nhạc kén người nghe và vốn được biết đến “không mấy tốt đẹp”, VTV cũng đưa rap đến gần với công chúng. KoR và RV đều được biết đến như những chương trình có lượng người xem lớn bậc nhất trong lịch sử gameshow Việt. Vậy mà nhiều anh em rapper cứ trách cứ VTV chỉ vì một phóng sự mà chắc là anh em còn chưa xem hết và chỉ xem vài đoạn cắt chụp. VTV phê phán nhưng vẫn có động thái hướng dẫn các nghệ sĩ, rapper điều chỉnh hành vi qua câu kết là mong cho cộng đồng cùng nhau thay đổi, vun đắp những điều tốt đẹp!
Hiện nay, không thiếu các trận battle rap trong cộng đồng, nhưng VTV cũng không rờ đến mấy và thường chỉ có những đề cập qua loa. Hay như trong giới streamer, đầy những streamer văng tục mà sao chỉ có Ba Gà và Độ Mixi bị nhắc tên? Vì Rhymastic, Độ Mixi, Ba Gà có chung một điểm, đó là sự phủ sóng lớn của họ, tác động rất mạnh đến giới trẻ, ảnh hưởng đến đại chúng và văn hóa mạng.
Nhắc về Ba Gà hay Độ Mixi, hay streamer này đã có những hành động tiết chế đáng khen trước mặt người hâm mộ và con cái. Hình ảnh Ba Gà “vô tình” nói tục trước mặt con cái khi đang livestream nhưng đã điều chỉnh hành vi ngay sau đó, xin lỗi con, khiến nhiều người đồng tình ủng hộ và thích thú. Như MC ILL - “giáo sư” của rap Việt, từng vô số lần tham gia các trận battle nhưng sau khi trở thành giám khảo của một cuộc thi hát cho trẻ em, Hưng Cao đã tiết chế ngôn từ ca khúc, tạm ẩn một số bài cũ do lo ngại các em sẽ được tiếp xúc qua tìm kiếm. Hoặc Đen Vâu, rapper được nhiều người yêu thích cũng từng có một quá khứ “bất hảo” trong làng battle rap, nhưng khi anh được công chúng biết đến, anh nỗ lực thay đổi và cố gắng, trở thành rapper được nhiều đối tượng khác giả yêu thích.
Bê một thứ văn hóa từ nơi khác đến, rồi nói đó là sống chất và bắt người khác phải chấp nhận, có phải đứa trẻ lên ba đâu mà đòi đòi phân trần và than khóc?
Không ai cấm các rapper tiếp tục theo đuổi các “chất” của họ, nhưng cái “chất” đó phải phù hợp với từng môi trường cụ thể. Như Độ Mixi đã nói, cần có một lý do gì đó thể thay đổi, và cộng đồng yêu rap và các rapper, cũng cần một sự thay đổi nhất định để hòa hợp, phát triển và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
---
#tifosi
underground 在 Z9 的看板 Facebook 的最佳貼文
NETFLIX 的共同執行長泰德桑拉多斯(Ted Sarandos)日前展示了兩個數據,透露了這個全球串流巨獸最受歡迎的電影以及影集作品,其中一個是 28 天內最多用戶觀看,另一個則是 28 天內最多觀看時數,這也是 NETFLIX 少見的公開一些內部的完整名單資訊。
最多用戶觀看影集
《柏捷頓家族:名門韻事》(Bridgerton),第一季,8200 萬
《亞森羅蘋》(Lupin),第一季,7600 萬
《獵魔士》(The Witcher),第一季,7600 萬
《性/生活》(Sex/Life),第一季,6700 萬
《怪奇物語》(Stranger Things),第三季,6700 萬
《紙房子》(Money Heist),第四季,6500 萬
《虎王》(Tiger King),第一季,6400 萬
《后翼棄兵》(The Queen's Gambit),6200 萬
《鹿角男孩》(Sweet Tooth),第一季,6000 萬
《艾蜜莉在巴黎》(Emily in Paris),第一季,5800 萬
最多用戶觀看電影
《驚天營救》(Extraction),9900 萬
《蒙上你的眼》(Bird Box),8900 萬
《史賓賽的機密任務》(Spenser Confidential),8500 萬
《鬼影特攻:以暴制暴》(6 Underground),8300 萬
《奪命鴛鴦》(Murder Mystery),8300 萬
《不死軍團》(The Old Guard),7800 萬
《天才少女福爾摩斯》(Enola Holmes),7700 萬
《超能計畫》(Project Power),7500 萬
《不死軍團》(Army of Dead),7500 萬
《父親身份》(Fatherhood),7400 萬
https://www.hypesphere.com/news/18905
underground 在 Experiment Ahong Youtube 的最讚貼文
Giant Coca Cola, Fanta, Sprite and Big Pepsi, Mirinda, 7up, Chupa Chups vs Mentos Underground
underground 在 Ahong & Life Experiment Youtube 的最讚貼文
Coca Cola, Different Fanta, Mtn Dew, Pepsi,Sprite and Stretch Armstrong vs Mentos in Big Underground
underground 在 Experiment Ahong Youtube 的最佳貼文
Coca Cola, Different Fanta, Mtn Dew, Pepsi, Sprite and mouth vs Mentos in Big Underground
underground 在 City and Colour - Underground (Official Music Video) - YouTube 的推薦與評價
City and Colour's official music video for " Underground " from the new album, The Love Still Held Me Near - available now on Still Records at ... ... <看更多>
underground 在 The Underground HK - Facebook 的推薦與評價
The Underground HK. 7555 likes · 46 talking about this. Original Music For Original People - Whether you're a musician with a wish-list or a music lover o. ... <看更多>
underground 在 Lindsey Stirling - Underground (Official Music Video) - YouTube 的推薦與評價
Head here for tour dates, tickets, and VIP upgrades: http://www.lindseystirling.com/ Download/Stream ' Underground ' here: ... ... <看更多>