BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
「stussy momo」的推薦目錄:
- 關於stussy momo 在 Facebook 的精選貼文
- 關於stussy momo 在 Facebook 的精選貼文
- 關於stussy momo 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於stussy momo 在 [情報] Stussy x Clae “Kennedy”合作鞋款- 看板shoes - 批踢踢 ... 的評價
- 關於stussy momo 在 stussy價格的運費、客服和退貨,DCARD 的評價
- 關於stussy momo 在 Momoclothinglab - . 14:00準時上架14:00準時上架#Stussy大圖 ... 的評價
- 關於stussy momo 在 Twice's Fashion on Instagram: “CHAEYOUNG INCHEON ... 的評價
- 關於stussy momo 在 MOMÖ - YouTube 的評價
stussy momo 在 Facebook 的精選貼文
THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
stussy momo 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
Sự thay đổi của streetwear nữ ở Việt Nam.
Hôm nay ngày 08/03, ngày quốc tế phụ nữ. Trong đầu mình, phụ nữ là các bà - các mẹ - các cô - các dì nhưng thế thì lại không hợp với blog mình đang viết. Mình sẽ nói về mảng streetwear/Thời trang đường phố, hãy nói về streetwear của nữ nhân trong cộng đồng này theo góc nhìn riêng của mình. Mà streetwear cũng không đúng lắm, hãy nói thời trang chung của cuối thời kỳ Y và Gen Z.
Có thể nói, chị em đã tiến một bước cực kì lớn trong streetwear tại Việt Nam trong công cuộc thể hiện bản thân và vẻ đẹp phái nữ. Hãy xét một cách công bằng nhé - dù có nhiều luồng ý kiến trái chiều rằng còn nhiều hướng đi chưa đúng, chưa thể hiện hết yếu tố thời trang. Nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy và nói về cái xấu mà không thể thấy hết cái đẹp, những gì mà chúng ta đã làm trong suốt thời gian vừa qua.
Hãy trở lại thời trang đường phố Việt Nam cách đây khoảng 7 năm trước. Khi mà sneakers du nhập và trở thành trào lưu của thị trường Việt Nam - nhưng lúc đó, cái thú mê giày chưa phổ biến như bây giờ mà còn giới hạn rất ít trong các hội nhóm. Và nếu các bạn để ý thì tỷ lệ nam - nữ trong đó sẽ nghiêng hẳn về phía con trai. Điều này cũng dễ hiểu khi mà những thứ văn hóa đi liền với chúng tại Việt Nam như hiphop/breakdance/basketball/graffiti ( mặc dù cũng có những anh/chị/bạn nữ chơi nhưng không nhiều) đa phần là nam. Việc các sneakerhead đời đầu mà các bạn biết - hầu hết cũng là nam. Dù yêu thích sneakers nhưng do định kiến xã hội (Lúc đó) rằng con gái nên đi giày búp bê, giày cao gót đã một phần tạo ra toxic mindset trong tư tưởng các bạn nữ thuộc Gen Z thời đó.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những bông hoa tỏa sáng trong làng streetwear Việt thời điểm đó. Đó là những bạn nữ đang du học ở nước ngoài với tư tưởng tân tiến, tiếp thu đã một phần mang lại cảm hứng "chơi giày" tới không nhỏ thị phần phái đẹp trẻ tại Việt Nam. Dù hơi cringe một tí nhưng các bạn nam mê giày hay là sneaker collectors, sneakerhead đời đầu cũng có bạn gái. Mà từ tình yêu với đôi giày của bạn trai mà các bạn nữ bắt đầu tìm hiểu - ít nhất là đôi giày nào đang hot. Nhưng không khô khan trắng - đen - đỏ như các ông, chị em tự tìm kiếm những màu sắc mang tới nữ tính cho riêng mình.
Thời điểm đó, ngoại trừ các bạn đang sinh sống và học tập tại nước ngoài - có nhiều cơ hội để lấy cảm hứng và mua những sản phẩm thời trang đường phố nữ tính thì streetwear dành riêng cho nữ vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Các local brands streetwear đời đầu vẫn tạo ra những collections (xin nói thẳng luôn là graphic tee/hoodie/ sweatshirt) nghiêng về thị trường nam nhiều hơn. Các bạn nữ không có nhiều lựa chọn mà đa phần cũng phải theo số đông, những nguồn cung chủ lực của thị trường Việt lúc bấy giờ.
Chả thế mà, thời điểm đó streetwear của chị em hầu hết là áo tee graphics, hoodie oversize. Nói chung là nếu không xét về giới tính thì sự khác biệt giữa nam và nữ trong thời kì này gần như là không có. Việc này còn tiếp diễn tới cả thời Hypebeast với chỉ thay đổi một chút xíu rằng - thay vì mặc local brands thì các bạn nữ trẻ nhảy qua các sản phẩm nước ngoài có tiếng như Supreme, Bape, Anti Social Social Club, Stussy. Nhưng giờ chị em đã phối thêm với chân váy, skirt hoặc các phụ kiện tăng thêm độ nữ tính như handbag, kính, băng đô vv.vv.
Sự phát triển của streetwear tại Việt Nam đồng nghĩa là các bạn nữ cũng tiếp nhận các văn hóa du nhập từ nước ngoài. Họ tìm hiểu nhiều hơn - dù có thể là theo trend, theo xu hướng nhưng nó không phải là không tích cực. Vì vị thế của phái nữ và sự khẳng định một thế hệ mới cá tính, mạnh mẽ và táo bạo hơn đang dần được mở rõ.
Điểm nhấn là lúc high-end/luxury fashion du nhập vào Việt Nam ngay tại thời điểm Hypebeast có dấu hiệu thoái trào. Tại sao mình lại coi đây là điểm nhấn. Vì khác xa với streetwear khi mọi thứ đều là unisex và có hướng nam tính hơn, các thương hiệu thời trang thuộc high-end/luxury market đều phân chia rõ nhánh womens wear và menswear. Ví dụ như Off-white, được định nghĩa là thời trang cao cấp nhưng liên hệ mật thiết với streetwear đã từng được bao nhiêu cô cậu Việt Nam thầm thương trộm nhớ. Off-white có hai nhánh nam và nữ. Đồng nghĩa với việc các bạn nữ giờ đã hoàn toàn có lựa chọn cho việc thể hiện mình - theo đúng hình dáng vẻ đẹp - bằng thời trang đường phố.
Xin nhắc thêm, tại giao thoa giữa Streetwear và High-end/luxury fashion thì có một trào lưu nữa nổi lên tại Việt Nam. Đó gọi là "Dark-wear" (sau này có Tech-wear) nhưng theo mình hai khái niệm này hoàn toàn không hoàn chỉnh tại Việt Nam. Nôm na rằng, "Dark-wear" thời gian đầu được lấy cảm hứng khá nhiều từ brand người đàn ông tóc dài Rickowens (Sau này là Guidi, CCP). Và cũng từ đó, mình xin được sử dụng từ "Dark-wear" nhé, các bạn nữ bắt đầu xây dựng thời trang của mình theo một ngã rẽ khác hoàn toàn với nam giới. Sexy hơn, nữ tính hơn, bí ẩn hơn. Sự thu hút của các bạn nữ trên các cộng đồng thời trang - luôn vượt trội hơn so với phái mạnh. Và đó là động lực để các thế hệ kế cận tự tin thể hiện thời trang của riêng mình.
Điều này đồng nghĩa là - các founder local brands nhận thấy miếng bánh cho mảng thị trường nữ này ở phân khúc streetwear/streetvibe là cực kì màu mỡ. Quyết định nằm ở mảng thiết kế, giá cả và xu hướng. Vì thực tế rằng, những brands như Rickowens, CCP, Guidi giá cả không hề rẻ chút nào. Việc chỉ mua đôi giày thôi cũng đã ngốn 1 khoảng kha khá tiền bạc của các bạn nữ - do đó budget dành cho những local brands tuy không cao nhưng nhu cầu thực sự cao. Chúng ta bắt đầu đón nhận những local brands chuyên sản xuất đồ cho nữ với cách thiết kế, màu sắc khai thác mạnh mẽ để thể hiện vẻ đẹp của phái yếu. Từ các sản phẩm nghiêng về streetwear, nghiêng về phái mạnh hay unisex nhiều hơn - các bạn nữ đã có thể tiếp cận (1 phần nào đó) xu hướng thời trang thế giới thông qua các local brands.
Kiến thức đắp dày kiến thức, tự tin đắp dày tự tin. Thông qua các hệ thống thời trang đường phố Việt Nam chúng ta có thể thấy sự lấn át vượt trội của chị em trên đó. Hình ảnh về thời trang chị em gần như là áp đảo - đầy đủ phong cách, đầy đủ năng lượng. Dù rằng các bạn hay nói rằng "Chị em đang lạm dụng quá đà cho việc khoe thân" nhưng nó chỉ nằm ở thế hệ mới (sinh năm khoảng 1999 - 2000) đa phần, các bạn đó đang học hỏi và giống y như các giai đoạn trước mà mình đã kể. Còn những bạn nữ ở giai đoạn 95-96-98, thời trang đường phố nói riêng và thời trang nói chung - cũng cực kì đáng gờm và chẳng thua kém một thằng đực rựa chúng mình nào cả.
Sự phân hóa còn rõ ràng nữa khi mà chính chị em làm chủ cuộc chơi, không phải do ảnh hưởng của cánh đàn ông như hồi xưa (Khoảng sneaker era và hypebeast era) khi cảm hứng đến từ những bạn nữ đồng trang lứa hay các thế hệ đi trước. Sự gợi cảm (Tất nhiên rồi) bây giờ còn đi đôi với thời trang, tốt khoe xấu che - nhưng khoe sao cho sang, cho đẹp - không bị lố thì lại là câu chuyện khác. Và dù nhiều người nói về vấn đề đó, nhưng riêng mình cảm nhận - chị em Việt Nam đang làm rất tốt. Không chỉ 1 style, 1 phong cách mà mọi người còn phát triển ra nào là Vintage/Retro, nào là aithlesure, luxury/highend/haute/archive đủ cả. Tiếng nói riêng của phái nữ ngày càng mạnh, ngày càng thể hiện mình cũng là một phần của sân chơi này - cũng phát triển và có đầy đủ sự tinh tế để quật ngã một thằng nam nhân dương dương tự đắc về tinh thần fashion của mình cả.
(Và xin remind lại luôn, thời trang í - ban đầu là womenswear mạnh nhất. Trong lịch sử thì việc làm đồ và bán đồ cho phái nữ luôn được ưu tiên hàng đầu vì là cái đẹp mà. Sức chịu chơi và chịu chi tiền cho thời trang của chị em - luôn hơn đàn ông một bậc).
Các bạn bây giờ - chỉ nói cái xấu mà không nhìn lại cả một quá trình phát triển để xem chúng ta đã bước 1 bước xa như thế nào. Thời trang đường phố của phái nữ ở Việt Nam tính từ thời gian đoạn 2014-2015, đã phát triển cực mạnh và đa dạng, tạo nên một bản sắc đa dạng và đầy tiềm năng. Nhân dịp 08/03, mình chúc chị em ngày càng xinh đẹp, sáng tạo và thể hiện bản thân mình đúng cách. Đừng vì cái lợi, cái fame mà bất chấp đâm lao theo nhé.
Chúc mọi người luôn thật xinh đẹp, tự tin và khẳng định bản thân nhé.
Cảm ơn các bạn nữ!
Happy Women's day!
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
stussy momo 在 Momoclothinglab - . 14:00準時上架14:00準時上架#Stussy大圖 ... 的推薦與評價
這種特別款數量一定都比基本款少一些價格也相對是略高於基本款但是品質、顏值都反應在價格上要問小編喜歡哪個,首推檸檬配色 . 尺寸參考. Momo 168/60 穿XL 寬鬆 ... <看更多>
stussy momo 在 Twice's Fashion on Instagram: “CHAEYOUNG INCHEON ... 的推薦與評價
... on Instagram: “CHAEYOUNG INCHEON AIRPORT STUSSY- Myles Pocket L/SL Shirt ... out) #twicefashion #twicestyle #twice #nayeon #jeongyeon #jihyo #momo…” ... ... <看更多>
stussy momo 在 [情報] Stussy x Clae “Kennedy”合作鞋款- 看板shoes - 批踢踢 ... 的推薦與評價
創立於2001年的經典鞋款品牌Clae曾以其濃厚的美式休閒風格,多次被多家街頭媒
體評為”最佳男鞋”品牌,日前為慶祝於Stussy洛杉磯旗艦店舖設立的Clae店中店
,兩方特別合作了一款紀念鞋款,以品牌經典的”Kennedy”低筒鞋款為主題發想,
運用深藍色帆布打造搭配細部的卡其及紅色設計,強烈且獨特的配色相當亮眼,目
前還未公佈確切發售日期,請持續鎖定JUKSY的後續追蹤報導。
https://www.juksy.com/?p=43937
adidas Originals by Originals by KZK 倉石一樹 × whiz Super star 80 鞋款
在本月SHOCK THE WORLD TOUR @ PHANTACi 的活動之中,邀請到了倉石一樹、Whiz
Limited下野宏明 共襄盛舉.而關係相當友好的兩位,其聯名合作鞋款adidas Originals
by Originals by Kazuki 倉石一樹 ×whiz Super star 80 也於昨日於Whiz 開始
販售了.以兩人都相當愛的80年代代表鞋款Super star 作為設計,黑色、紅色的皮
革搭配上白色的車縫線以及 adidas O by O by Kzk的設計,內裏部分也有著whiz
limited的品牌logo,相當受到矚目.
https://www.juksy.com/?p=43886
Reebok EX-O-FIT STRAP “Galaxy”閃耀鞋款
日本著名潮流店鋪 Atmos 與Reebok 再度進行了聯名設計.繼上次所推出的Reebok
x Atmos Ex-O-Fit Hi Strap “Nightmare” 聯名鞋款大受好評後,改款推出了此款
Reebok EX-O-FIT STRAP “Galaxy”鞋款.採用相同的高筒魔鬼氈式設計,加入了在
Nike x Kanye West 的 Air yeezy 鞋款中的夜光鞋底之外,佈滿於亮皮表面的小點
也會隨著發出夜光,讓人相當驚豔.如同鞋名“Galaxy”般的閃耀.預計將推出紅色以
及藍色兩種款式.
https://www.juksy.com/?p=43874
Y-3 x Momo Hayworth Mid II 限量聯名鞋款彩色登場
在五月份的時候曾為大家帶來由山本耀司Yohji Yamamoto與愛迪達的聯名品牌Y-3
2009年秋冬所發表的 Hayworth Mid II 鞋款相關報導.而本次Hayworth Mid II 鞋
款找來了街頭藝術家Momo來進行聯名,以momo獨有的彩色拼接式配色作為設計,有別
於先前所發表的單色款式.同時本次的Y-3 x Momo Hayworth Mid II 鞋款全球限量
350雙,並附上特殊設計鞋盒.
https://www.juksy.com/?p=43869
Bape 2009 秋季 Skull Sta - Cookie
Bape 的 Skull Sta鞋款,在2009秋季即將推出嶄新配色系列商品-Cookie (餅乾).採
用深色的的鞋底配色來作為本次的特色,深咖啡、深紫、深藍、黑,取代原有的白底或
是奶油黃底的配色,看起來就像是可口的餅乾般.喜愛Bape鞋款的朋友今年秋季的Bape
2009 Skull Sta - Cookie 也是可以做為參考.
https://www.juksy.com/?p=43864
Visvim Hockney Pastel Collection 粉嫩新配色登場
還記得Visvim “Serra Hiker”春夏粉臘靴款 中,以粉蠟筆色調為主題設計的Serra
Hiker配色靴款嗎.當初推出就造成話題性的配色,將轉移到Visvim Hockney著名的帆
船鞋款之上.而如此粉嫩的配色使用於持續火紅的帆船鞋款上,讓人感覺也是相當的新
鮮.一口氣推出五款粉嫩色季,包括粉紫、粉藍、粉綠、粉紅、灰.
https://www.juksy.com/?p=43843
--
※ 發信站: 批踢踢實業坊(ptt.cc)
◆ From: 61.216.5.189
... <看更多>