#mentor_in_spotlight #2k2_nulocareer (tìm bài cũ search hashtag này)
Mentor #32: gửi gắm tình cảm về ngành du lịch của một chị phó giám đốc
Dì gửi Contact của mentor Phạm Hân, cứ thoải mái tương tác như người chị lớn trong nhà nha đừng ngại :))
https://www.facebook.com/pt.hoang.han
https://www.linkedin.com/in/phamthihoanghan/?fbclid=IwAR2LDOGmYGAnwluRL5FLq7SqhxTVmhaQvcPymK5q-ypaGYjxKNqINOV1wAA
Post này là dì dành cho Hân nên phần reply thắc mắc post này là của Hân <3
Quãng thời gian đại học:
Các đây 16 năm, tôi thi vào khoa Địa Lý trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn bởi niềm yêu thích môn Địa Lý và thực sự muốn được nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành này. Hai năm đại cương thực sự là quãng thời gian tuyệt vời, trừ việc quá nhiều thời gian dành cho các môn chính trị như chủ nghĩa Mác Lenin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng…các môn còn lại đều được giảng dạy bởi các vị giáo sư nhiều kiến thức, logic học, tôn giáo học, mỹ học, lịch sự Việt Nam… đấy là những môn thực sự nền tảng mà nếu bạn bỏ thời gian đầu tư, đọc thêm sách vở thì sau này không sợ thiếu kiến thức xã hội để nói chuyện, tán gẫu. Năm thứ 2 chương trình nghiên về những môn đại cương thuộc lĩnh vực địa lý, địa mạo, địa chất, địa lý tự nhiên đại cương, địa lý tự nhiên Viet Nam, khí hậu học, đại dương học, thực vật học, bản đồ, GIS…đây là năm tôi học xung nhất vì toàn những môn yêu thích, giảng dạy bởi những thầy cô tâm huyết và nghiên cứu sâu về từng ngành. Từ năm ba là bắt đầu vô chuyên ngành nhỏ của Địa Lý, lúc đó có Du Lịch, Dân Số, Môi Trường, GIS, tôi chọn Du Lịch và đó cũng là chuyên ngành theo tôi đến hiện tại. Bộ môn Du Lịch hiện tại đã được tách ra làm môn Khoa riêng của trường, không còn trực thuộc Khoa Địa nữa.
Bàn về phần học chuyên ngành, thực sự đó là giai đoạn thất vọng nhất trong quãng thời gian Đại Học, cảm giác học xa rời thực tế, bạn được dạy chủ yếu để ra làm hướng dẫn viên du lịch là chính. Ngay cả khi ra trường đã lâu, nhìn lại, tôi vẫn thấy chương trình học chuyên ngành hồi đó không giúp được mình nhiều trong công việc hiện tại. Trong khi phần đại cương tưởng chừng không liên quan lại đặt một nền móng rất tốt.
Tôi đã làm gì để bổ sung thêm phần kiến thức thực tế:
Tôi đăng kí thêm một khóa học Trung Cấp nghề (quản lý du lịch, nhà hàng, khách sạn) để có những kiến thức thực tế hơn về ngành, trường hồi đó học là trường Khôi Việt, giờ trường đã đóng cửa. Ở trường, tôi được học nghề với các thầy cô nhiều năm kinh nghiệm, đang làm việc trong các khách sạn năm sao lớn, hoặc những công ty du lịch lớn, đây chính là nơi cung cấp những kiến thức có thể sử dụng được khi đi làm.
Tôi rèn luyện tiếng Anh – Tôi tự luyện tiếng Anh một mình cả bốn kỹ năng, đọc báo luyện từ mới và kỹ năng đọc hiểu, tự nói chuyện một mình để luyện đàm thoại, xem phim để luyện nghe…Một vài công cụ cho các bạn introvert như tôi, bạn có thể có cách riêng.
Thời gian đi làm
Du lịch có 3 mảng chính, nội địa (khách Việt Nam du lịch trong nước), outbound (khách Việt Nam du lịch nước ngoài), inbound (khách nước ngoài du lịch Việt Nam), từ hồi ra trường đến giờ tôi làm trong mảng inbound. Đây là một mảng đặt biệt quan trọng trong ngành du lịch và là nguồn thu ngoại tệ lớn với tầm 18 triệu khách năm 2019. Tuy nhiên vì tất cả các chiến lược quảng cáo, marketing đều không nhắm tới thị trường trong nước, nên có thể ít bạn sinh viên có nhiều thông tin về phân khúc này, nhắc đến các công ty du lịch lớn, các bạn thường nghĩ đến Saigon Tourist, Viettravel, Fidi tour, Hòa Bình….hơn là những công ty trong mảng inbound. Và nhiều bạn vẫn nghĩ học du lịch để đi làm hướng dẫn viên. Thực tế thì trong ngành có rất nhiều vị trí quan trọng khác.
Tôi bắt đầu bằng công việc trong phòng điều hành, đặt dịch vụ cho khách đi tour, nhà hàng, khách sạn, xe cộ…Sau một năm thì được chuyển lên làm Travel Consultant, một số công ty thì gọi là Sales Executive, tức là một người làm việc trực tiếp với khách du lịch hoặc hãng tour ở nước ngoài, thiết kế chương trình, làm giá, gửi đến khách, làm việc với họ cho đến khi họ đồng ý đặt chuyến đi với mình.
Tất cả các công việc trong ngành này đều cần:
- Kiến thức về du lịch Việt Nam. Bạn sẽ có được từ việc học ở trường, đi du lịch nhiều trong nước.
- Ngoại ngữ, tùy công ty đó hướng tới thị trường nào mà nhà tuyển dụng cần ngôn ngữ đó, Tiếng Anh là phổ biến nhất, tiếng Trung, Hàn, Nhật.
- Các kỹ năng mềm quan trong:
+ Cẩn thận và chỉnh chu – các công việc đều bao hàm nhiều paper work và những con số, sai một ly đi một dặm.
+ Ứng biến tốt và mềm dẻo trong việc xử lý tình huống – bạn đang làm một tour trọn gói cho khách đi xuyên Việt, ngày ngày phải đối diện với rất nhiều tình huống, khách quan thì có mưa gió bão bùng, núi lửa phun, động đất…chủ quan thì có đặt dịch vụ sai, khách sạn bẩn, nhà hàng không ngon…
+ Nhanh nhạy và chính xác – một ngày của bạn có thể bao gồm làm 2-3 chương trình xuyên Việt cho khách chanh xả, mỗi trip chừng USD10,000 cho hai người, xử lý bão làm Vịnh Hạ Long đóng cửa, các du thuyền 5 sao không chạy được, gọi điện cho khách đang đi tour, xử lý complain của khách đã đi về, một cuốc miss pick up ở sân bay cần report…
Các ưu điểm của ngành:
- Rất năng động, mỗi ngày là một ngày mới với những người khách mới và vấn đề mới.
- Lương bổng ổn định và tuổi thọ ngành khá cao, có người làm trong ngành đến qua tuổi về hưu
- Cơ hội đi du lịch, ăn uống chanh sả là cực nhiều, đi inspection, đi company trip, đi famtrip, đi khi có voucher, đi khi có FOC, đi khi có giá rẻ, đi vì được mời…
Các điểm bạn cần đặt lên bàn cân:
- Mặt bằng lương ở mức trung bình: mới ra trường tầm 7 triệu, kinh nghiệm 2 năm tầm 10 triệu.
- Áp lực về workload, đòi hỏi multi-task
- Paper work tương đối nhiều, giờ giấc ràng buộc không thích hợp cho các bạn thích tự do giờ giấc, bay nhảy ở ngoài văn phòng.
Các bạn có cần học đại học để làm ngành này?
Tôi nghĩ là tốt nhưng không cần, bạn có thể học trung cấp, cao đẳng chuyên ngành du lịch, cùng với một vốn ngoại ngữ tốt. Đối với ngành này, làm việc là cách học nhanh và tốt nhất.
Nếu dành 4 năm học đại học, với nhiều thời gian học khối kiến thức vô bổ, bạn có thể học hai năm trung cấp rồi ra trường, nghề dạy nghề, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.
Nếu bạn vẫn thích có tấm bằng đại học lận lưng, một số lưu ý
Ưu điểm của một số trường tư hiện nay (Hoa Sen, Văn Lang) đó là họ cố gắng bám sát thực tế, cùng với cơ hội thực tập ở những công ty tốt, đây là một thuận lợi lớn cho các bạn. Tuy nhiên, học phí tương đối cao, nên cân nhắc kinh tế gia đình trước khi đăng kí
Tôi vẫn không đánh giá cao chương trình học của các trường công lập hiện tại, tuy nhiên học phí mềm hơn, có lẽ nhiều bạn sẽ đủ điều kiện theo học. Tuy nhiên các bạn nên cố gắng trao dồi thêm để có nhiều kiến thức thực tế hơn, có thể là học thêm một khóa nhỏ (6 tháng), xin thực tập không lương và mùa hè.
Các lời khuyên khác
Dù bạn học ở đâu, bằng cấp gì, thì để phát triển trong ngành bạn cần vốn ngoại ngữ tốt. Cái này nên cố gắng học lúc còn trong trường, khi đi làm bạn sẽ không có thời gian. Hơn nữa, đây là một trong những điều quan trọng nhà tuyển dụng xem xét khi phỏng vấn ứng viên mới, với vốn tiếng tốt bạn sẽ gây ấn tượng tuyệt vời đối với họ, 70%-80% cơ hội bạn sẽ đậu phỏng vấn.
Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng thực tế là để theo đuổi ngành du lịch (cũng như bất cứ nghề nào khác) bạn cần lòng yêu nghề. Không hẳn theo kiểu thích đi du lịch vì thực ra nhiều bạn thích đi du lịch nhưng chưa chắc thích làm trong ngành này. Ở đây, bạn có thể yêu thích một phần công việc hàng ngày của bạn, như việc tổ chức một tour cho khách từ đầu đến cuối hấp dẫn và trơn tru, mê việc giới thiệu phong cảnh, con người, văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài thông qua chương trình tour bạn xây dựng cho họ, thích làm việc trong ngành dịch vụ, mở rộng networking, yêu thích việc học hỏi và hoàn thiện bản thân... Nếu không có chút ham thích, bạn sẽ không thể vượt qua những thử thách, những giai đoạn khó khăn, downmood mà dù làm ở bất kỳ công ty hay ngành nghề nào bạn cũng gặp phải.
Hãy kiên trì! Dành năm năm đầu tiên đi làm để xây dựng nền móng của sự nghiệp cả bạn, móng đã vững, bạn sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ sau này. Để đặt nền móng tốt, bạn cần làm việc chăm chỉ mỗi ngày, tìm tòi cách làm thông minh hơn, học hỏi từ công việc (từ sếp, đồng nghiệp giỏi, từ các tình huống gặp phải hàng ngày…).
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「outbound marketing」的推薦目錄:
outbound marketing 在 Trần Việt Anh Dulichbui24 Facebook 的最佳解答
Việt Anh xin giới thiệu với các anh, các chị làm trong ngành du lịch một cộng đồng rất chất để tham gia chia sẻ, giao lưu, học hỏi, kết nối: @Vietnam Tourism Marketing & Sale Group (https://www.facebook.com/groups/vietnamtourismsalemarketing). Người sáng lập là tài năng trẻ @Nguyen Cuong Bach (https://www.facebook.com/nguyencuongbach), thành viên tham gia là các anh, các chị làm du lịch inbound / outbound / domestic đủ cả, rất nhiều chủ doanh nghiệp và anh chị em cấp quản lý trực tiếp tham gia.
Cách đây 2 tuần nhóm có tổ chức buổi giao lưu thứ (2), chia sẻ về chủ đề Digital Marketing du lịch nội địa, hôm đấy em rất may mắn được tạo cơ hội chia sẻ về Chiến lược xây dựng nội dung.
Cuối cùng, nhóm sẽ rất hợp với những người có TÂM, có Chí hướng muốn đóng góp vào việc xây dựng và phát triển du lịch nước nhà.
#VTMSG #WonderfulVietnam
outbound marketing 在 Facebook 的最佳解答
Việt Anh xin giới thiệu với các anh, các chị làm trong ngành du lịch một cộng đồng rất chất để tham gia chia sẻ, giao lưu, học hỏi, kết nối: @Vietnam Tourism Marketing & Sale Group (https://www.facebook.com/groups/vietnamtourismsalemarketing). Người sáng lập là tài năng trẻ @Nguyen Cuong Bach (https://www.facebook.com/nguyencuongbach), thành viên tham gia là các anh, các chị làm du lịch inbound / outbound / domestic đủ cả, rất nhiều chủ doanh nghiệp và anh chị em cấp quản lý trực tiếp tham gia.
Cách đây 2 tuần nhóm có tổ chức buổi giao lưu thứ (2), chia sẻ về chủ đề Digital Marketing du lịch nội địa, hôm đấy em rất may mắn được tạo cơ hội chia sẻ về Chiến lược xây dựng nội dung.
Cuối cùng, nhóm sẽ rất hợp với những người có TÂM, có Chí hướng muốn đóng góp vào việc xây dựng và phát triển du lịch nước nhà.
#VTMSG #WonderfulVietnam
outbound marketing 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
outbound marketing 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
outbound marketing 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
outbound marketing 在 電商行銷人不可不知的Inbound Marketing - awoo 阿物科技 的相關結果
所謂的Outbound Marketing,通常是以推銷產品或服務為訴求,主動向顧客曝光廣告,中文裡有時被稱做推播式行銷。舉凡我們常看到的電視廣告、公車廣告、報章 ... ... <看更多>
outbound marketing 在 什麼是集客式行銷Inbound Marketing 跟推播式行銷Outbound ... 的相關結果
Inbound Marketing 是什麼意思? Inbound Marketing 到底代表什麼意思呢?Inbound marketing 的中文翻譯有三種:集客式行銷、自來客行銷、搏來客行銷。 ... <看更多>
outbound marketing 在 什麼是集客式行銷Inbound Marketing? 跟推播式行銷Outbound ... 的相關結果
Outbound Marketing 一般被稱為推播式行銷,是指企業主動地、無差別地對任何人用任何方式去曝光他們產品的方法。推播式行銷其實以各種樣貌充斥在我們的生活中,常見的 ... ... <看更多>