🕉🙏 21 NGÀY THỰC HÀNH CHÉP VÀ TÌM HIỂU NGHĨA TỪNG CÂU CHÚ ĐẠI BI 🙏🕉
#Ngày10: CHÉP VÀ TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỪ CÂU 37 - 40
Hôm nay chúng ta đã tìm hiểu được 1/2 bài Chú Đại Bi rồi nè, bữa giờ nhà mình tìm hiểu có thấy thú vị với những công năng thậm sâu vi diệu trong mỗi câu chú không?
Mình sẽ cùng chép và tìm hiểu ý nghĩa từ câu 37 - 40 nha! 🙂
Gửi Niệm lành cho tất cả! 🌻
🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼
✍️ Câu 37: Thất na thất na / s’ina s’ina
☄️ Câu chú này được dịch là “Đại trí tuệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.
🌟 "Đại trí huệ" là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí tuệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.
🌟 Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.
🌀 Những người có trí tuệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí tuệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vậy.
💥 Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí tuệ rồi. Người có đại trí tuệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:
"Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân".
💥 Nghĩa là:
“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”.
Khiến con chẳng cần trải qua a tăng kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.
Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.
❓ Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế? Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có. Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước. Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy? Chỉ vì không có trí tuệ. Nếu quý vị có trí tuệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa.
=> Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí tuệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực.
💥 Đó là lúc:
“Nhất trần bất nhiễm
Vạn lự giai không”
Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí tuệ.
Người có trí tuệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí tuệ thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí tuệ là vô cùng quan trọng.
=> Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí tuệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí tuệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Màu nhiệm là ở điểm này.
🌄 Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.
🌄 Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo. Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí tuệ. Điều này được ví như tấm gương:
"Vật lai tắc ánh
Vật khứ tắc không".
Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.
🌟 Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.
🌟 Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”.
🌟 Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí tuệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.
🌟 Trí tuệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí tuệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí tuệ. Trong vô minh có trí tuệ và chính trong trí tuệ có bóng dáng của vô minh. Sao lại như thế? Vì trí tuệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí tuệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí tuệ lên thì đó chính là trí tuệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí tuệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.
🤲 Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí tuệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí tuệ. Đó là hai khía cạnh của chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.
☄️ “Thất na thất na” là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện. Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.
🙏 Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao.
🙏 Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.
❓ Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo? Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:
…“Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề”.
Nghĩa là:
“Chúng sanh độ hết
Mới chứng Bồ đề
Địa ngục nếu còn
Con chưa thành Phật”.
🙏 Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.
✍️ Câu 38: A ra sâm phật ra xá lợi / àrsam prasari
☄️ “A ra sâm” dịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển cỗ xe đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa. Giáo nghĩa này thậm thâm vi diệu, không ai có thể diễn nói tường tận được, nhưng hiện nay quý vị đang được nghe giảng từng chi tiết rõ ràng.
Đó là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng thượng hóa Phật ấn thủ nhãn ấn pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi được sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.
Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát.
☄️ “A ra sâm" là Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều phải tu hành. Đây chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát. Bất luận người nào không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.
☄️ “Phật ra xá lợi” dịch là “giác thân tử”. Đây là Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp, là pháp môn của chư vị Bồ tát tu tập. Khi Bồ tát tu tập thủ nhãn này thành tựu, thì chư Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương.
✍️ Câu 39: Phạt sa phạt sâm / Basha basham
☄️ “Phạt sa, phạt sâm” dịch là “Hoan ngữ hoan tiếu”. Có nghĩa là rất hoan hỷ khi giảng nói. Còn dịch nghĩa là “Đại trượng phu” và “Vô thượng sĩ”.
Đây là Bảo cung thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu ấn pháp này, nếu là người tại gia thì có thể được làm quan cận thần, người xuất gia có thể chứng được quả vị A la hán.
✍️ Câu 40: Phật ra xá da / prasàya
☄️ Ở câu trên, Phật ra xá lợi. “Xá lợi” dịch nghĩa là “Giác thân tử”. Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như một tượng vương cao quý.
☄️ “Phật ra xá da” là nói về bổn thể của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là bổn sư của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì Bồ tát Quán Thế Âm tỏ lòng tôn kính đức bổn sư của mình nên Bồ tát đã đảnh lễ đức Phật A Di Đà trong khi tuyên thuyết chú Đại Bi. Nên đức Phật A Di Đà phóng hào quang để tiếp độ cho người trì chú này.
☄️ “Phật ra xá da” là Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.
(Trích lược từ khai thị của Hòa thượng Tuyên Hóa)
(29.09.2021 - QH & MayQ Team)
#21ngày
#Tìmhiểuýnghĩavàcôngnăng
#ChúĐạiBi
同時也有244部Youtube影片,追蹤數超過8萬的網紅Meicyun Channel,也在其Youtube影片中提到,※English is the bottle 大変お待たせしました!禁断の交わり!? 軟式野球162キロ!世界最速の男vs人類初240キロをキャッチした女!まさに矛と盾!矛盾の戦い!世界よ!これが日本だ! ---------------------- English Thank you very ...
「la di da」的推薦目錄:
- 關於la di da 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於la di da 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
- 關於la di da 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳貼文
- 關於la di da 在 Meicyun Channel Youtube 的精選貼文
- 關於la di da 在 Meicyun Channel Youtube 的精選貼文
- 關於la di da 在 MN Family Vlogs Youtube 的最佳解答
- 關於la di da 在 The Internet - La Di Da (Official Video) - YouTube 的評價
- 關於la di da 在 陳卡特-
這波主打真的有驚豔到 ... 的評價 - 關於la di da 在 新歌分享!Dru Chen - La Di Da - 音樂板 - Dcard 的評價
la di da 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
HÀNH TRÌNH SĂN TÌM RẮN HỔ MÂY KHỔNG LỒ, NẶNG HÀNG TẤN Ở MIỀN TÂY - phần 2 - hết
(Chuyện chép theo lời kể, kể sao chép vậy, đọc xong đừng bảo tui phét nha. Phét nhân vật kiện chết).
Mặc dù tên vườn quốc gia là U Minh Hạ, nhưng trung tâm của vườn và trụ sở ban quản lý lại ở huyện Trần Văn Thời. Xưa kia, rừng U Minh Hạ rộng mênh mông, đến sát nách TP. Cà Mau. Nhưng quá trình di dân, khai phá, rồi hàng loạt vụ cháy rừng diễn ra trong suốt mấy chục năm, mà rừng tràm nguyên sinh co lại, chỉ còn tập trung nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời. Hiện tại, theo con số mới nhất, rừng tràm U Minh chỉ còn 55 ngàn héc-ta. Trong đó, quy hoạch Vườn quốc gia U Minh Hạ rộng hơn 8.200 héc ta, nằm ở huyện Trần Văn Thời. Trong số diện tích đó, thì vùng bảo vệ nghiêm ngặt chỉ còn 1.600 héc-ta, có tên là rừng Vồ Dơi, thuộc xã Trần Hợi. Rừng Vồ Dơi là rừng tràm nguyên sinh ngập nước, vẫn còn tồn tại đầy đủ các loài động thực vật đặt trưng của rừng tràm, gồm heo rừng, nai, tê tê, khỉ, rắn chúa, rắn hổ mây, trăn đất, trăn hoa… Chính vì thế, những câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở địa bàn xã Trần Hợi vẫn là vấn đề mới mẻ, thời sự nhất.
Đường về hòn Đá Bạc, một bên là con sông đào thẳng tít tắp, một bên là đại ngàn U Minh với những thân tràm thẳng tắp cao ngất nghểu. Thi thoảng mới thấy một nếp nhà tạm, lợp gianh như chuồng gà, chuồng vịt ẩn hiện trong rừng. Mấy ngày lang thang ở rừng U Minh Hạ, đặc biệt ở khu vực xã Trần Hợi, tôi thu lượm được vô số chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Những câu chuyện về rắn hổ mây mang hơi hướng chuyện bác Ba Phi. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, đến những cụ già tóc bạc cũng đều kể vanh vách.
Ngoài rắn hổ mây, thì Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng là vương quốc của lươn và cá lóc. Vùng rừng ngập nước được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm người ra vào này là nơi lúc nhúc cá, lươn. Những con lươn to bằng cổ tay nổi đầu thở bóp bép trên mặt nước, với cái thân lõng thõng trong làn nước trong. Cá lóc nhiều vô kể. Đặc sản của vùng này là cá lóc nướng trui. Đồng chí kiểm lâm tóm con nhái vào lưỡi câu gắn cục chì nhỏ, quăng ở con rạch trong rừng, kéo con nhái nhảy chòm chọp trên mặt nước một lát, thì giật lên mấy chú cá lóc giãy đành đạch. Cá lóc nướng trui rất đơn giản. Cá lóc sống nguyên, được xuyên vào cành tre, rồi nướng trên lửa rơm. Hoặc chỉ việc trải rơm, xếp cá lên, rồi châm lửa như thui chó. Cá lóc chín, nhỏ mỡ cháy xèo xèo, gạt lớp tro, đập tay bồm bộp cho sạch. Thế là, lá chuối trải ra, tay không gỡ miếng cá nóng bỏng, chấm muối ớt. Chỉ thế thôi, mà cũng tốn mấy xị rượu. Rượu tưng bừng rồi, những câu chuyện miên man về rắn chẳng bao giờ ngớt.
Ông Mười Nhớt, hiện 80 tuổi, thợ săn rắn kỳ cựu ở vùng U Minh là người gặp rắn khổng lồ rất nhiều. Nhà ông ở khu vực Cây 5. Cả thời trai trẻ ngang dọc trong rừng, rồi lại tiếp xúc với những bệnh nhân bị rắn cắn, trong đó có nhiều bệnh nhân bị rắn hổ mây tấn công, nên ông nắm được vô số chuyện về rắn hổ mây. Anh em kiểm lâm, kể cả lãnh đạo Vườn quốc gia, khi tìm hiểu về rắn hổ mây, cũng phải tìm ông để hỏi. Ông chính là kho chuyện về loài rắn to khủng khiếp ở vùng tràm ngập nước này. Theo ông Mười Nhớt, thì người kể chuyện về rắn hổ mây hay nhất chính là bác Ba Phi, một tay nói dóc nổi tiếng xứ Nam kỳ lục tỉnh. Bác Ba Phi quê ở xã Khánh Hải, tận ven biển, nơi rừng tràm trùm kín. Những câu chuyện về rắn hổ mây qua miệng bác Ba Phi đã trở nên nổi tiếng và hầu hết dân cư vùng rừng rú U Minh đều thuộc nằm lòng.
Chuyện rằng, ngày xưa, trong rừng U Minh Hạ, ở khu Vồ Dơi, là nơi ẩn náu của những con rắn hổ mây khổng lồ. Không ai biết những con rắn này sống ở đây từ thời nào, nhưng từ mấy trăm năm trước, khi cha ông đến vùng đất này, đã thấy chúng quần cư ở đây. Loài rắn này tuy lớn nhưng lại hiền lành. Chúng và con người sống hòa bình với nhau. Đất của người người sống, của rắn rắn ở, không xâm phạm đến nhau. Bọn rắn săn mồi cũng nhàn nhã. Chúng chỉ việc dựng thân mình qua ngọn cây, há miệng toang hoác. Đàn chim tưởng cây lớn, chui vào miệng đậu, làm tổ, thế là bị nuốt chửng. Những khi no mồi, rắn nằm ngủ trong rừng, mấy bác thợ săn tò mò lén tới ôm thử, thấy chu vi vòng bụng của chúng hết ba vòng tay người lớn.
Chẳng rõ có ai nhìn thấy rắn khổng lồ hổ mây tát kênh bắt cá hay không, nhưng chuyện rắn hổ mây là cao thủ bắt cá thì ai cũng kể vanh vách. Chuyện rằng, vào mùa khô, nước ở U Minh rút dần, cá tụ vào những vũng nước trũng ở các con kênh. Bọn rắn khổng lồ bò đi tìm những đoạn kênh lúc nhúc cá. Lặn xuống vũng nước mò từng con mà ăn thì không biết bao giờ mới đủ no, nên nó quấn đầu và đuôi vào thân cây, phần thân thả võng xuống vũng nước. Bụng nó thóp lại như cái gầu, rồi thân rắn cứ thế đung đưa, tát một lúc thì cạn cả mương, tha hồ ăn cá.
Những thợ rắn đụng mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ
Ông Mười Nhớt năm nay tròn 80 tuổi, là bậc trưởng lão ở đại ngàn Vồ Dơi, hiểu biết sâu sắc về loài rắn khổng lồ. Ngay cả cán bộ kiểm lâm, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh về U Minh tìm hiểu về hệ động thực vật, cũng đều tìm đến ông Mười Nhớt để thu thập thông tin. Vốn có kinh nghiệm ngót 50 năm là thợ săn rắn, nên không giống loài nhà rắn nào ở U Minh mà ông không biết. Không những thế, ông còn là thầy chữa rắn độc cắn giỏi nổi tiếng vùng U Minh, nên càng thông hiểu về rắn.
Đem những câu chuyện bác Ba Phi kể về rắn tới gặp ông Mười Nhớt, nhưng ông Mười Nhớt chẳng hề cười. Ông bảo, ông rất buồn khi người đời nghĩ rằng chuyện bác Ba Phi kể về rắn hổ mây là bịa tạc, tiếu lâm. Theo ông, những chuyện bác Ba Phi kể đều có thật, chỉ có điều, bác kể phóng đại lên chút cho vui mà thôi. Rắn khổng lồ ở U Minh là loài có thật 100%.
Xưa kia, rắn khổng lồ xuất hiện ở hầu hết các vùng rừng thuộc U Minh Hạ và U Minh Thượng. Ông Mười Nhớt gặp chúng ở nhiền nơi, tuy nhiên, vùng rừng rậm rạp Vồ Dơi chính là vương quốc của loài rắn khổng lồ này, nên ông gặp chúng thường xuyên. Rắn hổ mây không to đến mức 3 người ôm, nhưng nếu một vòng tay người ôm, thì không hết. Theo ông Mười Nhớt, loài rắn hổ mây thường đi thành cặp. Con đực có vòng thân nhỏ hơn con cái một chút, nhưng lại dài hơn và đen hơn. Khi cặp rắn này phối hợp săn mồi, thì cả cánh rừng ào ào như cuồng phong dữ dội, khiến tất cả các loài vật trong rừng tan tác, náo loạn.
Ông Mười Nhớt cho rằng, sở dĩ con người ít chạm mặt rắn khổng lồ, vì loài rắn này rất sợ con người. Dù chúng lớn như vậy, dễ dàng nuốt chửng con người, nhưng hễ thấy con người là chúng nằm im, hoặc chạy trốn. Bình thường, chúng thường ngóc đầu lên tận ngọn cây tràm để quan sát, hễ thấy bóng dáng con người là chúng chuồn êm. Con người chỉ có thể gặp chúng khi chúng đang nuốt mồi, hoặc ăn no nằm ngủ.
Lần cuối cùng ông Mười Nhớt gặp hổ mây khổng lồ là năm 1985, ở khu Vồ Dơi. Hôm đó thời tiết oi bức, nắng như đổ lửa, ông Mười Nhớt xách đồ nghề vào rừng kiếm rắn về bán. Trời nóng, bọn rắn mệt nằm trú trong bóng râm, nên bắt chúng khá dễ dàng. Ông Mười Nhớt lững thững đi men theo con rạch trữ nước cản lửa chống cháy để vào sâu trong rừng. Con mương đào dẫn đến tận lõi rừng Vồ Dơi. Hết con mương thì đến con đường mòn mà người đi rừng tạo thành. Từ xa, ông Mười Nhớt thấy một khúc cây to như cột đình vắt ngang đường. Mấy hôm trước vừa đi qua con đường này, không thấy khúc cây nào cả, mà giờ lại có khúc cây to tướng vắt ngang đường, nên ông Mười Nhớt lấy làm lạ lắm. Tiến đến gần, ông Mười Nhớt rụng rời tay chân, mặt cắt không còn giọt máu khi phát hiện khúc cây có vảy lấp lánh, lại lên màu hơi vàng mốc. Là thợ săn rắn, nên ông chắc chắn rằng đã gặp hổ mây khổng lồ. Biết rằng con hổ mây này đang phơi nắng ngủ say, nên ông Mười Nhớt lấy lại tinh thần. Tự dưng trí tò mò nổi dậy, nên ông nhẹ nhàng tìm hiểu về kích cỡ con rắn này. Ông không đủ can đảm thử ôm vòng tay vào thân nó như các thợ săn trong truyện bác Ba Phi, nhưng ông nhẹ nhàng lần về phía đuôi nó, xem dài cỡ nào. Lần về phía đuôi con rắn thấy an toàn, ông tiếp tục vòng lên phía đầu con rắn. Nhìn cái đầu nó nằm ngủ, mà bành ra bằng cái mẹt, ông Mười Nhớt lại lần nữa dựng tóc gáy. Sợ con rắn tỉnh dậy, táp một cái thì ông chui tọt vào bụng nó, nên ông không dám lại sát đầu con rắn. Tuy vậy, qua quan sát, ông Mười Nhớt cũng tính toán được chiều dài, vòng bụng của con rắn này. Theo đó, thân nó to cỡ một vòng tay người ôm, bằng cột đình và dài chừng 20m. Không rõ cân nặng của con rắn này thế nào, nhưng chắc chắn không dưới nửa tấn. Biết rằng, loài hổ mây thường đi theo cặp, theo đôi, sợ gặp con nữa, nên ông Mười Nhớt bỏ về thẳng, không dám vào khu vực đó bắt rắn nữa. Sau vụ chạm mặt rắn khổng lồ ấy, phải đến hơn tháng sau ông Mười Nhớt mới hoàn hồn, tiếp tục vào U Minh bắt rắn. Chỉ có điều ông tránh xa khu vực mà ông gặp con rắn khổng lồ nằm ngủ.
Ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng từng bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu về loài rắn hổ mây khổng lồ, mang nhiều hơi hướng huyền thoại ở U Minh. Ông đã gặp rất nhiều người chạm mặt loài rắn này. Ông Ba Hoàng, Mười Nhớt, Tư Nhớt, Hai Sanh, Ba Vinh, Hai Tây, Mười Ngọc… đều là những người nắm cả kho chuyện về rắn khổng lồ ở U Minh. Ông Thế cũng đã từng gặp trực tiếp và cho nhân viên gặp những nhân vật này để thu thập tư liệu về rắn hổ mây cùng các loài động vật hoang dã trong rừng U Minh và những nhân vật này đều khẳng định rắn hổ mây là loài có thật. Ông Thế hướng dẫn tôi tìm gặp ông Hai Tây, là thầy chữa rắn nổi tiếng, một võ sư danh bất hư truyền, lại có cả cuộc đời sống, chiến đấu trong đại ngàn U Minh, nên ông nắm rất rõ về rắn hổ mây.
Đi cắt qua con đường lầy lội vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ, thì chúng tôi tìm thấy nhà chị Nguyễn Thị Lê, còn gọi là Út Lê. Chị Lê bảo, ba chị vốn sống cùng vợ chồng chị, nhưng vừa rồi Nhà nước cấp cho ít tiền, lại được người con cả tài trợ, nên dựng nhà về ấp để sinh sống. Nhắc đến chuyện rắn hổ mây, chị Lê vừa lộ ánh mắt sợ hãi, vừa hào hứng. Theo chị, năm 1981, gia đình vỡ nợ, bị chủ nợ truy lùng gắt gao, nên ba má đưa chị trốn vào rừng U Minh. Khi đó, các anh, chị đều đã lấy vợ, lấy chồng ở riêng, còn mỗi Út Lê, mới 18 tuổi, chưa có chồng, nên phải theo ba má. Ba chị, ông Hai Tây thông thuộc rừng U Minh như lòng bàn tay, nên dắt hai mẹ con vào tận rừng Vồ Dơi, giờ là vùng lõi của vườn quốc gia để dựng nhà sàn sinh sống. Khu vực đó chỉ có rắn rết, khỉ, heo, chẳng có bóng người ra vào. Nơi đó rắn hổ mây nhiều, nên thợ săn rắn cũng hãi, không dám mò đến. Tất nhiên là các chủ nợ cũng chẳng biết đường nào mà tìm ông Hai Tây.
Sống giữa bầy rắn khổng lồ, nên mẹ con Út Lê chẳng dám ra khỏi nhà. Ông Hai Tây dắt tới 10 con chó săn, toàn con hung dữ vào rừng. Bầy chó lúc nào cũng luẩn quẩn quanh nhà để bảo vệ hai mẹ con Út Lê. Riêng ba chị thì chẳng sợ gì, chỉ đeo cây phát bên mình là đi ngang dọc trong rừng kiếm đồ ăn. Ngày đó, chỉ đi khỏi nhà vài chục mét, là bắt được đủ thứ đồ ăn. Ông Hai Tây bẫy được đủ các loại heo rừng, nai, hoẵng, chồn, cầy. Tê tê nhiều vô kể. Ông Hai Tây chỉ việc xua chó vào rừng, thấy chó kêu thì chỉ việc chạy đến tóm tê tê. Hễ gặp chó, tê tê liền chúi đầu đào hang. Khi nó còn đang mải miết đào bới, thì thợ săn thò tay vào hang, cầm đuôi nó kéo ra là tóm được. Tê tê nhiều đến nỗi ăn mãi phát sợ, nên ninh nhừ thịt tê tê cho lợn ăn.
Chị Út Lê kể: “Đàn chó săn hung dữ có tới 10 con, nhưng một năm sau thì chẳng còn con nào. Cứ nghe thấy tiếng ào ào như lốc cuốn ở rừng tràm, rồi tiếng chó ăng ẳng kêu, là y rằng hắn hổ mây khổng lồ bắt mất chó. Nhiều lần tui nhòm mắt qua khe cửa, thấy con hổ mây thân hơi vàng lao vun vút trên ngọn cây. Đến sát nhà tui, nó ngóc đầu cao đến ngọn tràm, bành mang, phùng má nhìn phát khiếp. Bọn chó săn nhà tui cũng không vừa, xông ra sủa inh ỏi. Thế nhưng, nó chỉ há miệng phóng đầu chộp xuống là đớp ngang lưng con chó. Nó nhấc con chó lên tận ngọn tràm, đong đưa một lát rồi nuốt chửng luôn”.
Chị Út Lê khẳng định rắn hổ mây là loài có thật và to lớn không tưởng tượng nổi. Sống chui lủi trong rừng Vồ Dơi 10 năm trời, chị nhìn thấy hổ mây cả trăm lần. Nhưng điều lạ lùng, mà đến giờ chị vẫn không hiểu nổi, là vì sao chúng không ăn thịt người. Nếu chúng muốn, chúng có thể xơi mẹ con chị bất cứ lúc nào. Để khẳng định hổ mây là loài có thật 100%, chị Út Lê đã không quản đường xa, dẫn tôi mười mấy cây số đi tìm ba chị, tức ông Út Tây.
Đoạn đường đến nhà ông Út Tây chừng 15km, mà chúng tôi đi xe máy mất ngót một giờ đồng hồ. Con đường nhỏ xíu, chỉ đủ một xe đi, cứ dài hun hút. Ông Hai Tây đã 93 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, phong độ, minh mẫn. Ông vẫn hái thuốc cứu người, đặc biệt là những người bị rắn cắn. Ông khẳng định có bài thuốc cải tử hoàn sinh cho người trúng nọc rắn. Có nghĩa là, nếu ai bị rắn độc cắn, chết một lúc rồi, ông vẫn cứu được. Câu chuyện chữa rắn cắn của ông mang nhiều màu sắc liêu trai, kỳ bí.
Ở vùng U Minh này, nhắc đến ông Hai Tây, chẳng ai không biết. Riêng tên thật Nguyễn Văn Đã của ông, thì lại chẳng mấy ai hay. Sở dĩ người dân vùng U Minh gọi ông bằng nghệ danh đó, vì ông to lớn như Tây, lại nổi tiếng đánh Tây ở vùng U Minh này. Để khẳng định mình không bịa tạc về loài rắn hổ mây khổng lồ, ông Hai Tây lọ mọ vào phòng trong, lôi ra chiếc áo đính đầy huy chương. Chỉ tay vào chiếc áo trang trọng đó, ông nói một cách khảng khái: “Lấy danh dự của người lính cụ Hồ, tui khẳng định với nhà báo rằng, rắn hổ mây khổng lồ là có thiệt, chớ không phải chuyện dóc của bác Ba Phi. Rắn hổ mây là loài mà tui giáp mặt cả ngàn lần trong rừng U Minh rồi. Rừng Vồ Dầu chính là địa bàn tụ tập nhiều nhứt của hổ mây”.
Thời trẻ, ông Hai Tây ở nhà chăn trâu cho địa chủ. Năm 19 tuổi, ông có duyên gặp võ sư Trần Văn Anh ẩn tu trong đại ngàn U Minh. Vị võ sư này nhận ông Hai Tây làm đệ tử, truyền cho võ nghệ và những bài thuốc, đặc biệt là thuốc trị rắn cắn. Giỏi võ, nên ông Hai Tây đi lại hiên ngang trong rừng, chẳng sợ bất cứ con gì. Năm 1945, căm thù giặc dã giày xéo quê hương, nên ông Hai Tây tham gia bộ đội, theo những chí sĩ yêu nước hoạt động ở vùng U Minh. Khi đó, ông Hai Tây chiến đấu cùng ông Phạm Hùng. Thấy Hai Tây giỏi võ, nên ông Phạm Hùng phân công bảo vệ ông Phan Trọng Tuệ. Là cán bộ căn cứ U Minh Hạ, ngang dọc trong rừng, nên không góc rừng nào ở U Minh mà ông không nắm rõ. Đất nước Hòa Bình, ông làm cán bộ ở Ban Kinh tế mới tỉnh Minh Hải. Năm 1980 ông về hưu. Ông làm ăn riêng, nhưng vỡ nợ, nên lại tiếp tục trốn vào Vồ Dơi sống thêm chục năm nữa. Như vậy, tính ra, gần như cả cuộc đời ông gắn với rừng sâu U Minh Hạ. Vì thế, ông khẳng định rằng, ông là người chạm mặt rắn khổng lồ nhiều nhất và hiểu biết về loài rắn này cũng nhiều nhất.
Theo ông Hai Tây, không chỉ gặp rắn đi săn, gặp rắn khổng lồ đang ngủ, mà ông còn phát hiện ổ rắn khổng lồ và chính ông đã nhảy vào ổ rắn nằm chơi một lát. Hồi đó chừng năm 1960, ông mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa. Đang thiu thiu ngủ, bỗng tiếng khỉ ríu rít, náo loạn, rồi tiếng ào ào từ xa vọng lại. Đàn khỉ chạy nhảy, đu cây nháo nhác trên đầu, rồi tụ vào một chỗ. Con nào con nấy run lẩy bẩy, ánh mắt thất thần. Cặp hổ mây khổng lồ, thân dài tít hút vắt từ cây nọ sang cây kia, dồn đàn khỉ vào một chỗ. Hai con rắn khép vòng vây, đàn khỉ chẳng còn đường thoát. Hai con hổ mây miệng há hoác đớp khỉ. Đớp rồi, nó lại nhả ra. Những con khỉ tội nghiệp rớt xuống đất. Vừa bị cắn dập cơ thể lại bị nọc độc, nên giãy đành đạch, sùi bọt mép. Hai con rắn thi nhau đớp một lúc thì cả chục con khỉ rơi xuống như sung. Một số con nhảy xuống đất, mở đường máu tháo thân thì thoát.
Giết hại lũ khỉ rồi, hai con rắn khổng lồ mới thư thả nuốt từng con mồi. Ở hoàn cảnh đó, nhưng ông Hai Tây không hề sợ hãi. Súng đeo trên vai, dao phát lăm lăm trong tay, sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, cặp rắn này chỉ nhìn ông một lát, rồi bỏ đi. Trí tò mò nổi lên, ông Hai Tây lặng lẽ đi theo cặp rắn. Đi chừng hơn giờ đồng hồ, thì xuất hiện một ụ đất cao, với chằng chịt các loại dây leo, lá lẩu vây kín, trông như một đống rơm khổng lồ. Ụ đất ấy hõm xuống, nhẵn thín. Con rắn cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt mình trên cây trông phát hãi. Khoảng 2 tiếng sau, cặp rắn này lại mò đi. Chờ chúng khuất dạng, ông Hai Tây men lại gần, nhảy vào ổ rắn. Cái ổ rắn ấy có đường kính lên đến 6m, nhẵn bóng. Khả năng cặp rắn này chuẩn bị sinh đẻ, nên mới làm ổ như vậy. Tuy nhiên, tháng sau, ông Hai Tây tìm đến ổ rắn này, thì không thấy rắn đâu, cỏ cây đã mọc kín. Sau này ông Hai Tây mới hiểu rằng, do ông nhảy vào ổ rắn, để lại hơi người, nên chúng bỏ ổ đi mất. Theo ông Hai Tây, bọn rắn hổ mây làm ổ ở nơi rất kín đáo, không có bàn chân con người, do đó, không phải ai cũng có cơ duyên thấy được ổ rắn. Ngoài ông Hai Tây, thì chỉ nghe nói có ông Tư Nhớt cũng từng được tận mắt ổ rắn hổ mây.
Những lần một mình ông gặp rắn hổ mây khổng lồ thì nhiều không đếm xuể, nhưng có một lần, không chỉ ông, mà cả trăm người được tận mắt loài rắn này. Ấy là năm 1983, rừng U Minh cháy khủng khiếp, ông cùng hàng ngàn người tham gia chữa cháy. Nhóm của ông gồm 200 người, cấp tốc phát cây, tạo khoảng cách để lửa không tiếp tục bén rộng. Khoảng trống chừng 15m đã được mở, khu vực cũng được tưới nước ướt đẫm, để lửa không bén qua. Đang trong quá trình mở đường thì từ phía rừng cháy, cặp rắn hổ mấy khổng lồ trườn qua khoảng trống phát quang, trốn vào khu rừng chưa cháy. Cả trăm người có mặt đều được tận mắt cặp rắn. Nhiều người tá hỏa tam tinh vứt dao chạy thục mạng, không dám đi cứu rừng nữa. Con to cỡ một vòng tay người lớn, con nhỏ thì bé hơn chút. Không ai biết nó dài bao nhiêu mét, vì thấy trườn mãi mà đuôi nó mới trôi qua khoảng trống. Hai con rắn vừa bò vừa thở khù khù. Tiếng khù khù vang xa, mãi sau mới biến mất. Theo ông Hai Tây, khả năng cặp rắn này chạy trốn lửa, mệt mỏi, nên mới mới bò chậm chạp và thở khù khù như thế, bởi hổ mây là loài cực kỳ mạnh mẽ, thường phóng ào ào trên ngọn tràm để săn mồi.
Câu chuyện rợn tóc gáy của cựu kiểm lâm
Cho dù có sưu tập đủ cả trăm câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ, cho dù có cả ngàn người kể thao thao bất tuyệt về rắn hổ mây khổng lồ, mà không có được một tấm ảnh, một tiêu bản rắn khổng lồ, thì loài rắn này vẫn mang hơi hướng huyền thoại. Tuy nhiên, nếu chuyện về loài rắn thân to như cây thốt nốt già, đầu ngóc lên tận ngọn tràm, phóng ào ào như gió bão trên đọt cây được kể ra từ miệng của những cán bộ, kiểm lâm đáng kính, thì không phải chuyện tào lao, chuyện bác Ba Phi nữa. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau.
Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP. Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng hàng ngày ông vẫn gắn bó thân thiết với đại ngàn tràm. Về hưu, ông bỏ lại căn nhà ở trung tâm thành phố, về lại U Minh Hạ dựng nhà, làm điền trang sống cuộc đời thanh nhã. Nhắc đến loài hổ mây trong chuyện bác Ba Phi, ông Chín Của to ra không hài lòng. Ông bảo, chuyện bác Ba Phi là chuyện dóc, chuyện hài, nhưng rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cây thốt nốt của nó.
Lần ấy, là cuối năm 2002, ông Chín Của lôi cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra. Khi đó, con đường tuần tra cắt ngang rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.
Kiểm lâm Hóa dựng xe, cùng sếp tiến lại phía “thân cây” lẫn trong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây, rắn hổ mây!”. Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệt nhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũng như anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bác Ba Phi. Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm của người lớn. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn. Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại. Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn ngóc đầu lên lưng chừng thân tràm, đầu bành to bằng cái mẹt. Nó mở to đôi mắt vàng khè ngó hai người, rồi trườn qua đường, ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn một lúc mới thấy đuôi. Là người có kinh nghiệm tính toán về loài bò sát, nên ông Chín Của ước tính con rắn khổng lồ ấy dài chừng 20m, nặng vài trăm kg. Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi ông gặp con rắn đó, ông đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn Văn Thế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập, mới chỉ có rừng đặc dụng Dầu Dơi và Vồ Dơi). Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông Chín Của mới công bố thông tin.
Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũng từng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng anh Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này. Theo anh Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loại phổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ. Hổ mây cỡ 10 đến 20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên anh chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ anh cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể. Anh Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với anh. Theo anh Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số đồng chí kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa.
Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi, các đồng chí kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần, nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác. Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ diễn ra năm 15 tuổi, tức là cách nay đã 24 năm, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câu lươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởng con lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem. Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân to bằng khạp da bò (chum), cao đến 4m, bành mang bằng cái nia, thè lười thở phì phì. Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc. Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng. Con lợn độc chiếc nặng ngót một tạ, mà nó nuốt chửng như vậy, thì anh chàng Vinh nhỏ bé chẳng đủ tráng dạ dày cho nó. Nghĩ thế, Vinh ba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứ chưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế. Những khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại, nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mây cỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.
Vào rừng tìm hổ mây
Anh Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có được một chuyến xuyên rừng Vồ Dơi, với mục đích đi tìm loài rắn khổng lồ ở U Minh Hạ. Dù cơ may chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ chỉ là một phần triệu, song tôi vẫn háo hức lên đường. Dù không gặp được hổ mây to như khạp da bò, phóng như bão cuốn trên đọt tràm, song cảm giác được vào “Vương quốc rắn khổng lồ” cũng vô cùng thú vị. Đoàn thám hiểm chúng tôi gồm có anh Nguyễn Huân, người Cà Mau, nhà báo Nam Giao (tạp chí Thế giới mới, văn phòng Cần Thơ). Nhà báo Nam Giao là người từng có nhiều lần tìm hiểu về U Minh Hạ. Anh Huân là một nhà doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Anh có nhiều điền trang ở vùng U Minh và rất háo hức nghiên cứu về rắn hổ mây khổng lồ. Chúng tôi còn được anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của Vườn quốc gia U Minh dẫn đường vào đại ngàn Vồ Dơi tìm rắn hổ mây khổng lồ. Máy ảnh, máy quay chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Đại anh Huân còn mang theo cả máy quay ban đêm, với mong muốn ghi lại sắc nét các loài vật trong bóng đêm U Minh Hạ.
6 giờ sáng, khi mặt trời đỏ lòm ở đường chân trời, thì chúng tôi đã nai nịt đầy đủ, dao phát mỗi người một con, chui qua cổng vườn quốc gia nhằm con đường mòn hướng vào rừng Vồ Dơi. Cuốc bộ đến rạc cẳng, mặt trời treo trên ngọn tràm, thì một cái chòi canh xuất hiện. Tôi hỏi anh Truyền: “Rừng rậm um tùm thế này thì chắc đây là lõi rừng Vồ Dơi rồi anh nhỉ?”. Anh Tấn Truyền cười bảo: “Nhà báo còn phải đi nửa ngày nữa mới đến vùng lõi. Đây mới chỉ là vùng đệm thôi”. Chúng tôi tranh thủ trèo lên chòi canh. Chòi canh cao bằng ngôi nhà 10 tầng, vọt khỏi tán rừng tràm. Đứng trên chòi canh, nhìn ra tứ phía, chỉ thấy bạt ngàn tràm. Rừng tràm kéo dài đến tận đường chân trời. Ở vùng đồng bằng sông nước mà giữ được một cách rừng rộng đến hơn 50 ngàn héc-ta, trong đó 2.500 ha bảo vệ nghiêm ngặt, không ai được vào, thì quả là kỳ công. Rừng tít tắp, hoang hoải thế này, thì đi tìm con rắn khổng lồ khó khăn có khác gì đi tìm cây kim. Gặp được rắn hay tìm được kim, thì cũng chỉ là cơ may mà thôi, có lẽ khó hơn trúng giải độc đắc.
Mới chụp được vài kiểu ảnh, anh Truyền đã giục chúng tôi lên đường cho kịp tới chốt kiểm lâm Cây Gừa. Càng vào sâu, rừng tràm càng bạt ngàn, gây leo chằng chịt, bít lối. Chim hót ríu ran, khỉ chuyền cành rào rào khi thấy bóng người. Trời vừa nhập nhoạng tối, thì chúng tôi đến chốt Cây Gừa. Đợt này anh em kiểm lâm viên vào sâu trong rừng tuần tra, vừa đẩy đuổi các đối tượng vào săn bắt thú rừng, vừa kiểm soát tình trạng cháy rừng. Do có hẹn trước từ lãnh đạo, nên anh Tuấn ở lại chốt tiếp chúng tôi. Đặc sản cá lóc nướng trui anh Tuấn đã chuẩn bị sẵn. Rượu vẫn còn nửa can để ở gậm giường. Chúng tôi nhập cuộc nhanh chóng. Mỗi người chỉ uống vài chén, để không bị say, lại có thêm khí phách vào rừng đi tìm rắn khổng lồ.
Kiểm lâm viên Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1971, quê ở Bến Tre, nhưng theo cha mẹ về U Minh sinh sống từ năm 15 tuổi. Từ đó, anh gắn bó với rừng U Minh Hạ này, nên thuộc rừng lắm. Lớn lên lại làm kiểm lâm, ngang dọc rừng U Minh Hạ, chẳng còn chỗ nào không in dấu chân anh. Bao năm đi rừng không có cơ may giáp mặt hổ mây, nào ngờ, mới đây, khi chuyện về hổ mây cứ rơi dần vào huyền thoại, vì ít người giáp mặt, thì anh và các đồng chí kiểm lâm ở chốt Cây Gừa lại được phen hú vía nhớ đời.
Nhấp ngụm rượu, anh Tuấn kể: “Đêm ấy, 4 năm trước, chừng 8 giờ đêm, khi anh em vừa tan cuộc lai rai, đang ngồi khoanh chân trên chiếc giường độc nhứt, thì nghe tiếng kêu của con chồn. Ở U Minh nhiều chồn lắm, nên tiếng kêu của nó chẳng lạc đi đâu. Nghĩ có kẻ vào rừng đặt bẫy, nên bọn tui lấy đèn pin ra soi thám thính tình hình. Tiếng con chồn kêu bên bờ kinh xáng, cách chốt khoảng 50 mét. Soi ở chỗ con chồn kêu mà chẳng thấy cái bẫy nào, cũng không thấy chồn đâu. Bỗng tiếng con chồn lại kêu ở phía xa. Nghĩ có con trăn nào bắt chồn, nên tui và Lĩnh, Hải lội vào rừng dọi đèn pin. Đến chỗ bụi tràm cao chừng 10m, cách bờ kinh chỉ 15m, cả ba chúng tui há hốc miệng, chết đứng, không ai dám nhúc nhích. Chiếc đèn pin tui cầm rọi đúng vào đầu con rắn. Cái miệng nó đang ngậm con chồn, đong đưa nhè nhẹ ở lưng chừng cây tràm. Hai mắt nó mở to bằng hai quả trứng, cách nhau tới gang tay. Tui rọi đèn xuống thấp hơn, thấy thân nó hơi ngả màu vàng trắng, đường kính thân cỡ 3 tấc, to gấp 2 lần cái phích. Tui tiếp tục dọi đèn đến phía đuôi nó, nhưng chỉ dọi được khoảng 5m thì không thấy nữa, vì thân nó lẫn trong bụi cây, tối thui. Bọn tui nắm tay nhau thật chặt, lùi lại từ từ, rồi ba chân bốn cẳng chạy tháo thân. Tối đó, bọn tui trốn tịt trong trạm, không ai dám ra bìa rừng nữa”.
Theo anh Tuấn, sau khi xảy ra sự việc giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ, chốt kiểm lâm Cây Gừa đã về Vườn quốc gia U Minh Hạ báo cáo lãnh đạo gồm anh Nguyễn Văn Thế (giám đốc) và anh Tạ Vũ Linh (phó giám đốc). Lúc đó, anh Tuấn mới biết đến chuyện ông Chín Của và anh Hóa cũng từng chạm mặt hổ mây khổng lồ. Nơi ông Chín Của và anh Hóa đi tuần gặp hổ mây bò ngang đường cách trạm Cây Gừa, nơi nhóm kiểm lâm này ở khoảng 3000 mét. Lãnh đạo vườn quốc gia đã động viên anh em tiếp tục yên tâm công tác, bởi loài hổ mây tuy to lớn, nhưng không sát hại người bao giờ cả.
Hai tháng sau vụ rắn hổ mây khổng lồ về sát chốt bắt chồn, thì con hổ mây đó lại bò về “thăm” anh em kiểm lâm. Bữa đó, sau khi nhóm kiểm lâm gồm 6 anh em Thình, Lĩnh, Hải, Khai, Nam, Tuấn ăn cơm tối xong, mọi người uống trà, thì anh Lĩnh nhận nhiệm vụ ra bờ kênh ngay cạnh chốt nhấc rọ đơm cá. Vừa đi ra bờ kênh, cách chốt 20m, thì anh Lĩnh hét lớn: “Tới nữa anh ơi?”. Anh Tuấn chạy ra khỏi lán hỏi: “Tới gì mày?”, rồi cả nhóm kiểm lâm mỗi người một chiếc đèn pin chạy tới. Một con hổ mây khổng lồ đang bò ở ngay bìa rừng, cạnh bờ kênh. Nhóm kiểm lâm đứng cách con rắn chỉ 10m. Tất cả đèn pin được bật lên xem là rắn hay trăn. Bỗng nhiên, con rắn cất đầu lên không trung, cao tới 4m, rồi bành mang thở phì phì. Loài trăn bò dưới đất chỉ dũi dũi đầu, chứ không bao giờ cất đầu cao như thế. Đó chính xác là con rắn hổ mây khổng lồ, lớn tương tự như con mà nhóm kiểm lâm này gặp hai tháng trước. Nhiều khả năng đây chính là con rắn khổng lồ mà các anh đã gặp hôm nó về sát chốt tóm con chồn. Con rắn vừa cất đầu lên, anh Tuấn hét lớn: “Chạy chúng mày ơi!”. Thế là cả nhóm kiểm lâm cùng chạy té tát về chốt.
Lúc đó, nhóm kiểm lâm này mới hiểu vì sao, một số hộ dân sống rải rác trong rừng, cách chốt kiểm lâm Cây Gừa khoảng 2-3 cây số liên tục bị mất chó. Nhiều khả năng con hổ mây này không kiếm được mồi, nên mò về chỗ có người ở để săn chó nuôi. Đàn khỉ lông vàng thường về chốt Cây Gừa anh em kiểm lâm đếm được tới 35 con, nhưng số lượng cứ giảm dần, giờ chỉ còn 13 con. Có thể con hổ mây này đã xơi tái phần lớn đàn khỉ.
Những ngày sau lần gặp hổ mây khổng lồ, đêm nào cũng vậy, anh em kiểm lâm đều nghe thấy tiếng ào ào như gió cuốn ở rừng tràm, quanh quẩn chốt kiểm lâm. Biết rằng con hổ mây đang ở gần chốt, nên anh em kiểm lâm sợ hãi không ngủ được. Khi đó, chốt kiểm lâm chỉ dựng tạm bằng mấy chiếc cột, lợp lá tràm, bọc thêm tấm bạt bên trên để chống dột. Mấy kiểm lâm chả khác gì con mồi trước miệng rắn. Sau vài đêm mất ngủ, anh em kiểm lâm chốt Cây Gừa sợ hãi quá, lại kéo về gặp lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Hạ. Mọi người nhất loạt đòi bỏ chốt, chứ ở đó sợ lắm, con rắn không săn được mồi, đói bụng, thì anh em mất mạng như chơi. Thấy sự việc có vẻ trầm trọng, lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh đã làm chuyến khảo sát xuống chốt Cây Gừa. Các phương án được đưa ra gấp rút, đó là dựng chốt bằng gỗ, có cửa chắc chắn và quây chốt bằng lưới B40. Dựng vách nhà thì anh em kiểm lâm đồng ý, nhưng dựng lưới thì không, bởi lưới B40 chẳng ăn thua gì với con rắn. Nếu nó mò vào chốt, thì tấm lưới chả khác gì cái rọ nhốt anh em kiểm lâm, để nó có thể bình tĩnh thưởng thức từng con mồi. Cứ để nhà trống, nó mải ăn người này, thì người kia còn có cơ hội tẩu thoát. Ngoài việc dựng nhà chắc chắn, chốt kiểm lâm còn được phân một khẩu súng, do anh Hải quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo quy định rõ, chỉ được dùng súng để bắn dọa, xua đuổi con rắn, trừ khi nó tấn công người. Mỗi kiểm lâm cũng được cấp một con dao mác rất dài và sắc, luôn đeo bên mình để phòng thủ. Ngoài ra, chốt kiểm lâm Cây Gừa cũng là đơn vị duy nhất ở vườn quốc gia được cấp đèn sạc rất mạnh và máy Icom, để cấp báo khi bị rắn hổ mây tấn công. Tuy nhiên, sau khi được trang bị tận răng, thì con hổ mây khổng lồ đó xuất hiện thưa thớt dần. Anh em kiểm lâm ở đây chưa nhìn thấy nó thêm lần nào nữa.
Đồng hồ điểm 8 giờ đêm, chúng tôi nai nịt lên đường. Đèn pin người cầm tay, người đeo ở đầu. Người cầm dao, người cầm gậy cốt để an lòng, rồi cứ thế đi dọc bờ kênh. Thi thoảng lại có một con đường mòn cứu hỏa cỏ rậm lấp lối dẫn vào trong rừng. Anh Tuấn đi trước soi đèn, vạch cỏ xua rắn, chúng tôi lò dò theo sau. Đi một lát, anh Tuấn lại dừng lại, bảo mọi người im lặng để anh lắng tai nghe. Tuy nhiên, chẳng thấy sự di chuyển ào ào như bão cuốn của rắn khổng lồ từ xa vọng lại. Rừng đêm yên tĩnh đến lạ thường. Thi thoảng, từ xa vọng đến tiếng nai tác, tiếng chồn kêu nhang nhác tiếng mèo. Rắn hổ mây khổng lồ chẳng thấy đâu, nhưng chúng tôi chụp được vô số hình ảnh về các loại rắn nước, rắn độc to cỡ cổ tay, ngón chân người. Thậm chí, có cả những chú rắn có râu, nhỏ bằng cái đũa, nằm khoanh tròn trên lá khoai nước mặt kệ ánh đèn pin và đèn flash sáng lòa.
Đêm sau, chúng tôi đã nhử rắn hổ mây khổng lồ bằng cách buộc vịt vào dây thả dưới mương cho nó kêu, đêm sau thử bằng con chó cỏ, rồi đêm tiếp treo chú mèo lên ngọn tràm để giả mồi chồn… Thế nhưng, suốt cả tuần mà rắn hổ mây khổng lồ vẫn không xuất hiện. Anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của vườn quốc gia bảo rằng, anh đã nghe vô vàn chuyện về rắn hổ mây khổng lồ trong rừng U Minh, nhưng bản thân anh, cũng ngang dọc trong rừng mười mấy năm rồi, mà vẫn chưa có duyên gặp được loài rắn này. Anh Truyền chưa tin lắm vào sự tồn tại của nó, nhưng tôi thấy cái cách mà anh em kiểm lâm nghiêm cẩn chuẩn bị cùng chúng tôi luồn rừng tìm rắn, đủ biết sự tồn tại của loài hổ mây khổng lồ là có thật. Chỉ có điều, nó nặng vài tấn, vài tạ, hay vài chục kg, thì còn là một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp.
Dương Phạm
(Chú thích ảnh: Trò chuyện với giám đốc VQG U Minh Hạ. Cảnh lang lang ở VQG U Minh Hạ)
la di da 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳貼文
HÀNH TRÌNH SĂN TÌM RẮN HỔ MÂY KHỔNG LỒ, NẶNG HÀNG TẤN Ở MIỀN TÂy - phần 1
(Fb nhắc lại bài viết từ 8 năm trước, liền cop lại... Kính mời các cụ chu du vào miền Tây sông nước, với câu chuyện về loài rắn hổ mây khổng lồ nửa thực nửa hư, cứ như huyền thoại...)
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng
Nhắc đến loài rắn hổ mây khổng lồ, có khả năng nuốt chửng cả bò, trâu, người, thậm chí cả voi, bất kỳ ai ở vùng sông nước Cửu Long cũng biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng được diện kiến loài rắn có cơ thể to như khạp da bò (chum vại cỡ lớn, đường kính 0,6-0,7m), hay to bằng cây thốt nốt già, dài vài chục mét, đầu ngẩng cao đến ngọn cây cổ thụ. Điều đáng tiếc là vẫn chưa có tấm hình, đoạn video hay tiêu bản xác rắn khổng lồ nào để chứng minh sự hiện diện của chúng là có thật 100%, không cần phải tranh cãi nữa. Câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ, cứ ba thực bảy hư, chẳng biết đường nào mà lần. Tuy nhiên, không thể không khẳng định rằng, rắn hổ mây là loài vật hấp dẫn nhất trong những câu chuyện đường rừng miệt thứ. Trong loạt phóng sự này, PV GĐ&CS đã bỏ một tháng trời, di chuyển tổng cộng 5.000km, chỉ với một mục đích là đi tìm câu trả lời về loài rắn khổng lồ, tưởng như chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng của Mỹ. Đã có rất nhiều câu chuyện thú vị, bất ngờ về loài rắn khổng lồ có tên hổ mây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Bộ đội xả súng giết rắn khổng lồ
Những ngày tháng lang bạt miền Tây, tới đâu tôi cũng được nghe chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Tuy nhiên, loài rắn khổng lồ này thường gắn với 3 địa danh là vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc tỉnh An Giang, rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và rừng Phú Quốc (Kiên Giang). Những vùng đất rộng lớn này vẫn còn rừng rậm, hang hốc, và theo khẳng định của những người sống quanh đó, thì nó vẫn là địa bàn cư ngụ, ẩn nấp của rắn khổng lồ.
Những quả núi vùng Thất Sơn luôn huyền bí. Đỉnh núi Cấm đột khởi từ vùng đất phẳng lỳ miền Tây luôn ẩn chứa những câu chuyện kỳ bí, lạ lùng nhất. Rắn hổ mây cũng là loài bí ẩn từ nhiều trăm năm nay. Anh xe ôm Đoàn Hoàng Quân (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) một hai khẳng định rằng, rắn hổ mây là thứ có thực, chứ không phải huyền thoại. Đỉnh núi Cấm này con gì cũng to, cũng lớn, chứ chẳng riêng gì rắn hổ mây. Trăn, nưa (một loài giống trăn, nhưng có 5 lỗ mũi, gồm 2 mũi thật, 5 giả) khổng lồ, nặng 200-300kg thì có nhiều, người dân trong vùng bắt được suốt. Ngay mới đây, người ta cũng bắt được con trăn nặng hơn 100kg, bị kiểm lâm thu giữ, đem thả lại núi Cấm. Bản thân anh Quân từng tận mắt chứng kiến bộ đội đóng quân ở núi Cấm đã bắn chết một con hổ mây khổng lồ, nặng khoảng 300kg. Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một tiểu đội lính hò dô kéo xác một con hổ mây khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng tới 15m, căng con rắn ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh. Anh chàng Quân khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con hổ mây, một vòng tay mà không hết thân của nó. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già. Mấy anh bộ đội dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả làng. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết. Theo một số cụ già, từng hiểu biết rất rõ về rắn hổ mây, thì với trọng lượng này, nó đủ sức nuốt chửng 5 người trưởng thành. Đúng là một con quái vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết. Sau vụ tận mắt chứng kiến đó, bản thân anh Quân cũng được nghe kể nhiều về rắn hổ mây, nhưng chưa có duyên được gặp lại lần nữa. Anh Quân lấy danh dự của một nhà giáo để khẳng định rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải huyền thoại.
Anh Đoàn Hoàng Quân vốn là cán bộ xã An Hảo (Tịnh Biên). Làm công việc ở xã nản quá, chơi nhiều hơn làm, nên anh đi học ngành sư phạm, rồi làm thầy giáo gõ đầu trẻ. Anh xung phong nhận dạy những lớp 135, ở những vùng xa xôi, khó khăn. 38 tuổi mới lấy vợ. Nhưng vợ khó đẻ, con lại nhỏ, hiếm hoi một đứa, nên anh bỏ nghề giáo, ở nhà giúp vợ kinh doanh. Vợ chồng anh dựng nhà ngay chân núi Cấm, mặt con đường hành hương của du khách lên đỉnh núi. Từ hôm núi Cấm lở đá, đè chết mấy người, nên con đường ô tô đi bị chặn. Khách hành hương muốn lên đỉnh núi Cấm chỉ có 2 cách là cuốc bộ, hoặc ngồi xe ôm 16 km đường rừng. Những ngày này, ông cựu nhà giáo tranh thủ kiếm sống thêm bằng công việc xe ôm. Trong suốt quá trình đi tìm vị đạo sĩ Ba Lưới, đạo sĩ cuối cùng của vùng Bảy Núi, tôi được anh Quân vòng ngang rẽ dọc dẫn đi gặp nhiều nhân chứng, được nghe kể nhiều chuyện ly kỳ, huyễn hoặc về loài rắn khổng lồ hổ mây.
Hồn bay phách lạc vì gặp rắn khổng lồ
Chị Mai Thị Nguyệt nổi tiếng cả vùng núi Cấm không phải vì tài sắc hơn người, hay làm được chuyện kinh thiên động địa gì, mà chỉ bởi vì chị từng chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ. Chị Nguyệt là cán bộ phụ nữ ấp Vồ Dầu, nằm lưng chừng núi Cấm, thuộc xã An Hảo. Chị Nguyệt vốn ở xứ khác, nhưng lấy chồng rồi theo chồng về định cư ở vùng rừng rú này. Chị vốn chỉ biết làm nông, nhưng nhà chồng có nghề thuốc, nên ngoài lúc lên rẫy, chị vào rừng hái thuốc cho chồng. Cha chồng chị Nguyệt thường dặn con cháu rằng, khi vào rừng, thì phải quan sát rắn rết, vì rắn ở Thất Sơn toàn loại khổng lồ, cực độc. Họ vào rừng cũng luôn phải giắt theo thuốc trị độc rắn gia truyền. Tuy nhiên, nếu gặp rắn hổ mây, hoặc con nưa khổng lồ, nặng vài trăm ký, thì thuốc trị độc trở nên vô dụng, vì chúng chỉ táp một cái, thì cơ thể 50-70kg của con người sẽ chui tọt vào dạ dày. Theo kinh nghiệm của những người đi rừng, hái thuốc, thì khi vào rừng, tuyệt đối không được nhắc đến hai từ “con rắn” và “con nưa”. Bởi theo họ, nếu nhắc đến tên, lại gọi loài linh vật khổng lồ này là “con” thì ngay lập tức nó sẽ xuất hiện và vô cùng giận dữ, sẽ nuốt chửng con người. Không chỉ chị Nguyệt, mà bất kỳ ai ở vùng Bảy Núi, khi vào rừng sâu, đều không bao giờ hé răng giễu cợt gọi rắn hổ mây và nưa là “con”. Nếu cần thiết lắm, thì phải kính cẩn xưng lạ “ông rắn, ông nưa”. Mỗi khi gặp rắn khổng lồ, thậm chí là rắn nhỏ, người đi rừng nơi đây cũng tin rằng, cứ kính cẩn xưng “ông”, rằng: “Ông rắn cho con đi nhờ với ạ”, là lập tức rắn độc bò đi, nhường con đường bé xíu, dốc dác cho người đi rừng. Chuyện người dân kính cẩn gọi là “ông rắn, ông nưa” là hoàn toàn có thật. Trong các cuộc trò chuyện với người dân vùng này, mỗi khi tôi nhắc đến chữ “con”, họ đều nhắc nhở. Chuyện này cũng tương đồng với mô-tip ngư dân vùng biển, thì gọi cá voi là cá ông.
Theo chị Nguyệt, xưa kia, vùng Thất Sơn này có lắm đạo sĩ ẩn tu. Họ trồng những phương thuốc quý trong rừng, trên núi cao. Họ luyện cặp hổ mây khổng lồ, để chúng canh chừng vườn thuốc, giống như nuôi chó giữ nhà. Cặp hổ mây hàng ngày luyện võ, đọc kinh, tu hành cùng đạo sĩ. Thậm chí, rắn khổng lồ cũng dạy không ít bài võ rắn cho các đạo sĩ. Chính vì thế, loài hổ mây ở núi Cấm được coi là loài đã thành tinh. Vì chúng là loài đã thành tinh, nên con người nơi đây cung kính chúng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Trong những ngày lang thang ở miền Tây, tôi gặp không ít đền, chùa, miếu mạo thờ rắn khổng lồ. Trong một ngôi miếu thờ đạo sĩ Thất Sơn, ở núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc (An Giang) thờ một cặp rắn, mà tương truyền, cặp rắn này tu cùng đạo sĩ trên đỉnh núi Sam huyền thoại. Trong hầu hết những ngôi chùa Khmer quanh vùng núi Cấm, đều thờ những con rắn khổng lồ. Những con rắn khổng lồ có mấy đầu luốn lượn ở cổng chùa khiến không ít người chưa từng thấy phải khiếp vía.
Trở lại câu chuyện của chị Mai Thị Nguyệt. Ấy là một lần, cách đây 27 năm, tròn 22 tuổi, chị cùng chồng đi hái thuốc ở lưng chừng núi, thuộc ấp Vồ Bà. Thuốc hái đầy bao, định bụng quay về, thì thấy một cái hang tối. Vùng này chị đi qua đi lại nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên chị nhìn thấy cái hang. Tò mò, chị tiến lại gần, định bụng chui vào hang xem có phát hiện gì không. Hang đá tối om, lại khá thấp, phải cúi đầu mới chui vào được. Vừa định chui vào, thì thấy hai đốm sáng từ giữa hang phát ra lập lòe. Tưởng có viên ngọc trong hang, chị Nguyệt chui hẳn vào. Ánh mắt quen với bóng tôi, nhìn mọi thứ rõ hơn. Chị cứng đờ người, hồn bay phách tán khi thấy hai đốm sáng ấy là hai con mắt của một con rắn khổng lồ. Hai mắt cách nhau tới 2 gang tay. Cái đầu nó nhìn ra phía cửa hang, đặt trên phần thân khổng lồ cuộn tròn. Chỉ vài vòng cuộn của thân nó, mà đã cao quá đầu chị. Mặc dù mặt cắt không còn giọt máu, miệng cứng đơ, nhưng chợt nhớ đến lời cha chồng dặn dò, chị đã chắp tay vái và xin lỗi “ông rắn”, vì đã làm kinh động đến nơi tu hành của ông. Thấy ông rắn vẫn nằm im, hai mắt nhìn chị không chớp, chị lùi dần ra ngoài, rồi vứt bao thuốc chạy như ma đuổi khỏi hang đá. Thấy vợ kinh hồn bạt vía, ông chồng cũng vứt luôn thuốc bỏ chạy cùng vợ. Từ bấy, chị Nguyệt bỏ luôn công việc hái thuốc, không dám vào rừng nữa. Chồng chị Nguyệt vẫn đi hái thuốc, nhưng không dám bén mảng đến khu vực có hang rắn khổng lồ. Sau này, một số người nghe chuyện của chị, cũng vác dao, súng kéo nhau vào tìm “ông rắn”, tuy nhiên hang thì còn đó, mà rắn khổng lồ thì không thấy đâu. Chị Nguyệt khẳng định rằng, chuyện chị gặp rắn khổng lồ là sự thật 100%. Còn giờ “ông rắn” bỏ hang định cư ở đâu thì chị không thể biết được.
Thợ săn gặp rắn khổng lồ
Có một câu chuyện mà bất kỳ ai ở chân núi Cấm đều biết, đều kể, ấy là chuyện nhóm người ở huyện Châu Phú, cạnh Tịnh Biên, kéo đến núi Cấm để tìm cây thuốc quý vào khoảng năm 1980. Nhóm này gồm 10 người. Sáng sớm họ lên núi Cấm, nhưng đến trưa đã thấy nháo nhác chạy xuống núi, mặt mũi ai nấy xám ngoét, thở hồng hộc. Họ lao thẳng vào nhà ông Tư Đậu, rồi chốt cửa kín mít, không dám ló đầu ra. Dân làng thấy sự lạ, tưởng có chuyện chết người liền kéo đến hỏi han. Hóa ra, đám người này gặp rắn khổng lồ. Họ kể rằng, vào buổi trưa, đứng bóng, nhóm người này dừng chân bên tảng đá để nghỉ ngơi, bỏ đồ ra ăn. Một người cầm con dao sắc lẹm bập thật mạnh vào thân cây mục, đen sì ngay dưới chân tảng đá. Không ngờ, cú chặt lút dao khiến máu từ “thân cây” phun ra ào ào. “Thân cây” rùng rùng chuyển động. Tiếng rào rào, rắc rắc vang lên. Mọi người tá hỏa tam tinh, ngã bổ chổng khi tiếng phì phì từ trên trời dội xuống. Đầu con rắn bành ra bằng cái nia, lưỡi thòng lõng dài cả mét. Cái đầu nó ở tít tận ngọn cây, đang nhòm xuống đám người như con nhái dưới đất. Nhưng kỳ lạ thay, con rắn không xơi tái đám người này, mà nó phóng đi như bão cuốn. Đám người này bỏ hết cây thuốc, đồ đạc, cắm cổ chạy xuống núi. Người thì khẳng định là rắn, người cãi là rồng, người cho là quái vật thành tinh… Nhưng người dân ấp Rau Tần (An Hảo) đều biết rõ họ đã gặp phải rắn hổ mây khổng lồ. Cứ theo lời mô tả của những người này, trừ những chi tiết sợ quá hoa mắt phóng đại lên, thì con rắn cũng phải nặng cỡ nửa tấn có dư.
Ông Tư Đậu cũng là một thợ săn thiện nghệ ở khu vực Bảy Núi. Giờ thú ít, kiểm lâm lại quản lý sát sao, nên ông đã bỏ nghề. Nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ, ông khẳng định đó là loài rắn có thật. Việc nhóm người ở Châu Phú mặt cắt không còn giọt máu chạy vào nhà ông trú ẩn vì gặp rắn khổng lồ cũng là có thật. Tuy nhiên, trong đời thợ săn ngang dọc núi rừng của ông, ông vẫn chưa có duyên gặp được rắn hổ mây to bằng cây thốt nốt, nặng nửa tấn. Tuy nhiên, việc gặp những con hổ mây nặng cỡ 60-100kg, dài cả chục mét, thì ông đã gặp không ít lần. Những con rắn to như thế, cũng đủ khiến thợ săn thiện nghệ như ông phải kinh hồn bạt vía.
Rồi ông Tư Đậu nhớ lại những tháng ngày đi săn trong rừng, mà không ít lần được diện kiến “ông rắn”, dù “ông” chỉ là hạng con cháu của rắn khổng lồ. Lần ấy, năm 1987, ông cùng mấy thợ săn trong ấp xách súng đến cánh rừng Vồ Bà. Khu rừng này rậm rạp, cây cối nhiều hoa trái, nên là chỗ bọn khỉ hay mò đến. Thời đó, khỉ bán được giá, vì người ta chuộng cao khỉ. Phục kích từ sáng đến trưa, khi thiu thiu ngủ, thì tiếng khỉ hót gọi bầy ríu ran. Ông Tư Đậu tỉnh giấc, dụi mắt, giương súng tìm con đầu đàn để hạ sát nó. Kinh nghiệm của thợ săn là phải bắn con đầu đàn, vì con đầu đàn là chỉ huy của cả bọn. Khi hạ thủ con đầu đàn, cả bọn nháo nhác, sẽ có cơ hội nạp đạn hạ thêm vài con nữa. Đúng lúc đó, ông nghe con chó săn của mình kêu ăng ẳng. Ông ngóc đầu khỏi phiến đá, thì rụng rời tay chân khi thấy một con rắn hổ mây khổng lồ, thân hơi vàng, to bằng cột nhà, cỡ 3 tấc đang dựng đứng thân lên không trung chừng 3m và ngửa cổ nuốt con chó săn của ông. Chỗ nó nuốt con chó cách nơi ông và đám thợ săn ngủ trưa khoảng 30m. Sau này, khi bình tĩnh lại, nhóm thợ săn của ông tính toán, thì con rắn đó nặng khoảng 100kg. Đến lúc này ông mới hiểu vì sao bạn săn của ông thường kể rằng, nhiều lần dắt chó đi săn vào khu vực rừng Vồ Bà đều bị mất chó mà không rõ nguyên nhân vì sao.
Lúc đó sợ lắm, nhưng ông Tư Đậu và mấy thợ săn cũng giương súng về phía con rắn, ngắm thẳng đầu nó và tính bóp cò. Tuy nhiên, ông Tư Đậu lại chột dạ, sợ bắn nó không chết, nó quay lại báo thù, thì chỉ có nước làm mồi cho rắn. Nghĩ thế, ông Tư Đậu cùng nhóm thợ săn rút súng, nằm im cầu nguyện. Bỗng nhiên, như lốc ở đâu dội về, khiến cả cánh rừng ào ào. Đàn khỉ nháo nhác kêu la, nhảy te tua trên ngọn cây. Ông Tư Đậu nhìn lên, thấy con rắn phóng như tên bắn, lướt từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, như thể nó đi mây về gió. Với trọng lượng khoảng 100kg, dài hơn chục mét, mà lao trên ngọn cây với tốc độ lớn như thế, thì cả cánh rừng ào ào như có bão cũng phải. Lúc nhìn con rắn lướt đi trên ngọn cây, ông mới hiểu vì sao các cụ gọi loài rắn khổng lồ này là hổ mây. Sau lần ấy, cũng có vài lần ông chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con nặng chừng 40-60kg. Ông Tư Đậu khẳng định rằng, loài hổ mây không chỉ hiền lành mà còn nhút nhát. Chúng thường trốn tránh con người và hễ thấy sự xuất hiện của con người là chúng lẩn mất.
Thợ săn Nguyễn Văn Hòa, ở ấp Thiên Tuế (An Hảo, Tịnh Biên), cũng là người có không ít lần giáp mặt rắn khổng lồ hổ mây. Ông Hòa thường đi săn cùng ông Tư Đậu, nhưng cũng tham gia cùng nhóm khác. Vụ gặp rắn cùng ông Tư Đậu ở khu rừng Vồ Bà được ông Hòa xác nhận. Tuy nhiên, theo ông Hòa, con rắn hổ mây đó chưa phải con to nhất mà ông từng gặp. Trong đời thợ săn của mình, ông có không dưới chục lần chạm mặt hổ mây. Ông cũng được cho là thợ săn gan dạ nhất của vùng Bảy Núi, bởi ông dám giương súng bắn rắn hổ mây để cứu chó săn. Thậm chí, ông còn đuổi theo nó với mong muốn tiêu diệt nó, kéo về do dân làng chiêm ngưỡng loài rắn tưởng chỉ có trong huyền thoại này. Tiếc rằng, mấy phát đạn của ông không hạ được con rắn khổng lồ.
Thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước, ông Hòa cũng là người lấy nghề săn bắn kiếm sống. Bắn chết khỉ, ông dùng dao mổ lấy mật và thận bán, róc xương nhét đầy ba lô đem về nấu cao. Thịt khỉ thì bỏ lại rừng. Điểm săn của ông là ở khu vực Cây Quế. Sở dĩ khu rừng này có tên như vậy, vì có một cây quế khổng lồ, lúc nào cũng tỏa mùi thơm. Tương truyền, xưa kia, cọp và rắn hổ mây thích mùi quế, nên thường quần tụ về đây. Cọp và hổ mây là 2 kẻ có sức mạnh ngang hàng nhau, nên chúng không đánh nhau bao giờ, mà sống hòa thuận. Không chỉ ông Hòa, mà đám thợ săn đều nhiều lần bị mất chó săn khi ngang qua khu vực này. Lần đó, khi ông vừa đặt chân đến khu vực Cây Quế, thì con chó chạy trước dọn đường kêu ăng ẳng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, ông tức tốc chạy vọt lên trước. Ông vô cùng bức xúc khi thấy con rắn hổ mây khổng lồ, thân hơi mốc vàng, ngoạm ngang người con chó săn của ông. Nó đớp con chó, nhưng lại ngỏng đầu lên quan sát tứ phía. Ông Hòa không suy nghĩ gì nhiều, giương súng ngắm thẳng cổ con rắn nhả đạn liên tiếp. Con rắn trúng đạn quăng chó xuống đất rồi bỏ chạy. Ông xách súng tiếp tục đuổi theo nhả đạn. Con rắn chạy trốn khiến cả cánh rừng ào ào như sấm dậy. Một lát sau, tiếng cây cối lao xao xa dần, rồi mất hút. Ông Hòa lần theo, nhưng không thấy dấu vết nó đâu cả. Chú chó bị con rắn đớp mạnh, choáng váng, nên nằm lờ đờ, ậm ừ một lúc mới tỉnh dậy. May mà con rắn không phun nọc độc, nếu không có giời cứu mạng chú chó săn của ông. Con chó săn tinh ranh đó thoát khỏi miệng tử thần không lâu, chừng tháng sau, thì nó mất tích khi cùng chủ đi săn ở khu vực Vồ Bà. Ông Hòa tin rằng, trong vùng Bảy Núi, chỉ có 2 loài có thể xơi tái được chó săn, đó là rắn hổ mây và nưa khổng lồ.
Còn nhiều thợ săn ở vùng Bảy Núi này khẳng định đã chạm mặt hổ mây và nưa khổng lồ. Hai loài này là giống bò sát lớn nhất vùng Thất Sơn, nặng vài trăm ký, đến cả nửa tấn. Tuy nhiên, các thợ săn đều khẳng định, loài hổ mây khổng lồ dường như mất hút từ 20 năm trước. 20 năm nay, nhiều người vẫn chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con hổ mây cỡ 40-50kg. Riêng loài nưa khổng lồ, nặng trên 100kg, thì thi thoảng người dân trong vùng vẫn tóm được. Người ta chỉ bắt được nó, khi nó đang nuốt con vật lớn, không chạy tháo thân được.
Đạo sĩ 100 tuổi ẩn tu giữa rừng 2 lần dao gậy hạ sát rắn hổ mây khổng lồ, nặng 500-600 kg.
Người nổi tiếng nhất vùng Thất Sơn chính là ông Ba Lưới, vị đạo sĩ ẩn tu đã 80 năm trong rừng sâu núi Cấm. Ông cũng là đạo sĩ duy nhất còn sống, hiện tròn 100 tuổi. Tên tuổi ông, trận thư hùng của ông với cọp dữ và 2 rắn hổ mây khổng lồ không phải là truyền thuyết, mà là sự thật. Tên của ông, trận huyết chiến với hổ và rắn khổng lồ của ông đã đi vào huyền thoại Thất Sơn. Ông chính là huyền thoại sống của vùng đất Bảy Núi này.
80 năm tu luyện trên đỉnh núi
Chiếc xe ôm của cựu thầy giáo Đoàn Hoàng Quân nhảy chồm chồm trên con đường đá hộc nhỏ xíu, đến đầu ấp Thiên Tuế, thì dừng lại. Chúng tôi tiếp tục cuốc bộ lên phía Tây của đỉnh Thiên Cấm Sơn huyền thoại để tìm đạo sĩ Ba Lưới. Cuốc bộ chừng hơn tiếng đồng hồ, đến tận cùng con đường mòn, thì “tuyệt tình cốc” có tên Long Hổ Hội hiện ra trên một mỏm núi chênh vênh. Một lối nhỏ dốc ngược, với những bậc đá, có tay vịn, chỉ đủ một người đi dẫn lên ngôi nhà gỗ khá nhỏ, lọt dưới những tán cây lớn. Đạo sĩ Ba Lưới, dáng người cao lênh khênh, từng bước đi vững chắc vác bao thuốc trên vai từ rừng ra. Thật không thể tin nổi, trước mặt tôi, là một cụ ông đã tròn 100 tuổi, mà vẫn vào rừng hái thuốc, bước đi nhanh nhẹn. Với chiếc khăn quấn mái tóc, bộ râu trắng như cước, ông ngồi gác chân, mắt nhìn xa xăm vào đại ngàn và kể những huyền thoại Thất Sơn tưởng như không bao giờ hết được.
Câu chuyện kéo ông về thời rất xa, từ hơn 80 năm trước. Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Ông sinh ra trong một gia đình đông đúc anh em, nghèo đói và thất học. Cuộc sống gia đình nổi nênh theo con nước, rày đây mai đó, đối mặt với giặc giã, bom đạn, rồi thiếu ăn. Năm 19 tuổi, chán cảnh sông nước, chẳng làm được trò trống gì lớn lao, lại nghe trên núi Thất Sơn có nhiều đạo sĩ ẩn danh tu luyện mà thành tiên, làm được những việc kinh thiên động địa, nên chàng trai Nguyễn Văn Y đã bỏ thuyền, vác lưới lên núi Cấm tìm thầy học đạo. Thời đó, với những người sống nhờ sông nước, thì thứ bên mình không thể thiếu là tấm lưới. Có tấm lưới bên mình, thì lang bạt kỳ hồ thế nào cũng sống được qua ngày. Thấy chàng trai to cao cường tráng Nguyễn Văn Y vác lưới lên đỉnh núi Cấm, mấy đạo sĩ cười nghiêng ngả. “Tui có biết núi non là cái gì đâu mà biết trên núi không có cá. Có vậy người ta mới gọi tui là Ba Lưới”. Cái tên Ba Lưới gắn với ông từ những năm 1930 của thế kỷ trước là vì như thế. Chẳng ai biết đến tên thật Nguyễn Văn Y của ông.
Thời kỳ đó, vùng Thất Sơn, đặc biệt là Thiên Cấm Sơn có một số đạo sĩ tu luyện. Họ sống ẩn dật trong rừng. Hầu hết trong số họ là các sĩ phu và cư sĩ yêu nước. Ban ngày họ cuốc đất làm nương, ban đêm đốt lửa hoặc lợi dụng ánh trăng để đọc sách, tu thiền và luyện võ nghệ. Các đạo sĩ ở núi Cấm ẩn tu nhưng không theo đạo nào. Họ chỉ thực hành tu thân để làm điều lành, tránh cái ác. Điều đặc biệt là bất kỳ ai sống ở trong rừng, trên núi đều phải luyện võ. Không có võ nghệ, họ không thể chống lại được thú dữ. Không có sức khỏe phi thường, không thể tồn tại nổi ở chốn rừng thiêng nước độc.
Là người lên núi Cấm đúng lúc có nhiều cao nhân ẩn tu, nên ông Ba Lưới học được nhiều thứ bổ ích. Người thầy đầu tiên của ông là đạo sĩ Trường Sơn. Nhắc đến người thầy đầu tiên của mình, ông Ba Lưới chợt rưng rưng. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không được biết người thầy đầu tiên của ông tên thực sự là gì, ở đâu đến, thân thế và sự nghiệp ra sao. Ông đột ngột xuất hiện ở một hang đá trên núi Cấm. Dạy thuốc và võ cho học trò Ba Lưới được vài năm, rồi ông đột ngột biến mất, không để lại lời nhắn gì. Trong khi các đạo sĩ khác đều vang danh giang hồ, có học trò khá nhiều, đệ tử khắp nơi, thì đạo sĩ Trường Sơn chỉ có duy nhất một mình Ba Lưới. Ông chủ yếu dạy Ba Lưới về các cây thuốc, đạo lý ở đời. Cũng chính vì được cao nhân dạy thuốc, mà đạo sĩ Ba Lưới là thầy thuốc Nam nổi tiếng nhất vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh trong suốt bao nhiêu năm nay. Đến giờ, dù đã 100 tuổi, ông vẫn băng rừng lội suối, bốc thuốc cứu người. Môn thuốc giỏi nhất của ông là trị rắn cắn. Bất kỳ loài rắn độc nào cắn, từ hổ chúa đến hổ mây, nọc độc giết được cả voi, nhưng cũng phải chịu thua bài thuốc của ông Ba Lưới. Đã có cả ngàn trường hợp được ông cứu mạng ở quanh vùng Thất Sơn nổi tiếng nhiều rắn rết này.
Về võ, người thầy đặc biệt ấy cũng chỉ truyền dạy cho ông Ba Lưới duy nhất một thế võ, mà ông gọi là “Bình phong lạc nhạn”. Dạy xong, ông bảo: “Thầy cho con thanh danh tính được, con có thành tài hay không thì phải kiên trì tìm thêm thầy thêm bạn để học, mới tiến bộ được”. Đạo sĩ Ba Lưới bảo: “Thầy dạy có một thế võ, không được học nhiều, tui thấy buồn lắm. Nhưng tin thầy mình, nên tui cũng chịu khó rèn luyện. Càng học, tui càng thấy thế võ này biến hóa kỳ ảo, khôn lường. Suốt 80 năm rèn luyện, suy ngẫm, tui vẫn chưa hiểu hết được sự kỳ ảo của nó đâu”.
Sau khi thầy Trường Sơn biến mất khỏi núi Cấm, đạo sĩ Ba Lưới cũng theo học nhiều môn võ khác, theo nhiều thầy, nhiều bạn. Ông học cả môn võ siêu hình (hay còn gọi là võ thần) do đạo sĩ Đoàn Minh Huyên (hiện được phong là Phật Thầy Tây An) sáng tạo, truyền dạy cho các đệ tử. Khi thuần thục môn võ này, võ sư có thể biến hóa như thần, chớp mắt ở chỗ này, nhưng chớp mắt đã ở chỗ khác. Rồi ông còn tìm hiểu cả môn võ thiên linh của đệ tử đạo sĩ Đơn Hùng Tín. Cả môn võ rồng, khiến đạn bắn vào người không hề hấn của đạo sĩ Hùng Đởm, ông cũng tìm hiểu. Tuy nhiên, ông không học sâu những môn võ này. Giờ mấy môn võ kỳ lạ đó cũng đã thất truyền. Thế nhưng, khi học những môn võ khác, ông càng sáng tỏ hơn quyền năng thượng thừa của thế võ Bình phong lạc nhạn.
Thế võ này chủ đạo đánh trên không. Võ sĩ nhảy lên không trung, tung ra đủ 3 cước thì mới đạt mức cơ bản. Để luyện môn võ này, hàng ngày ông Ba Lưới phải gánh hoặc vác những cục đá có trọng lượng 150-200kg và chạy băng băng lên dốc núi. Khi tập trung năng lượng cơ thể, ông có thể nhảy từ vồ (mỏm đá) của vách núi này, sang vồ vách núi kia. Đạo sĩ Ba Lưới chỉ tay ra vách núi ngay dưới chân “tuyệt tình cốc” nơi ông ở và bảo rằng: “Thời trai trẻ, ông vận công một cái nhảy qua thung lũng này”. Nhìn hai vách núi cách nhau 50 mét, tôi trộm nghĩ, võ công thượng thừa của ông là thứ mang nhiều nét huyễn hoặc.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, ở vùng Bảy Núi này, vài chục năm trước, không ít người bị hổ ăn thịt, rắn nuốt chửng. Đặc biệt nhiều là bị lợn rừng húc chết. Nhiều người bị lợn độc chiếc húc thành tật vẫn sống đến bây giờ. Với những người học võ, họ không sợ rắn và hổ bằng lợn rừng. Hổ và rắn tấn công người thường theo một thói quen và người học võ đều nắm được để tránh và ra đòn phản công. Thế nhưng, lợn rừng tấn công người chẳng theo quy luật nào cả, cứ lao vào húc người bừa bãi. Thế Bình phong lạc nhạn của đạo sĩ Ba Lưới, với cú nhảy vọt lên không trung để tấn công đối phương, đã phát huy tác dụng khi phòng thủ và tấn công các loài thú, đặc biệt là những con lợn rừng độc chiếc nặng cả tạ, với chiếc răng nanh nhọn hoắt. Trong đời đạo sĩ Ba Lưới, ông đã hạ không biết bao nhiêu lợn rừng tìm cách giết ông. Ông cũng đã hạ thủ một con cọp nặng 200kg chỉ bằng tay không. Tuy nhiên, hai lần tiêu diệt rắn hổ mây khổng lồ đã đưa ông trở thành đạo sĩ nổi tiếng, vang danh nhất vùng Bảy Núi huyền thoại.
Bình phong lạc nhạn hạ thủ rắn khổng lồ
Theo đạo sĩ Ba Lưới, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thực, chứ không phải huyền thoại. Ở vùng Thất Sơn này, không chỉ có rắn hổ mây là loài khổng lồ, mà còn nhiều loài khác rất lớn. Trong đó, loài bò sát khủng khiếp nhất, mà ít người biết đến ngoài các đạo sĩ ẩn cư trong vùng Bảy Núi, đó là con phướn. Loài vật này mang hình dáng giống hệt hổ mây, nặng 300-400kg, sống trên các đọt cây, phóng đi như giông bão. Con phướn chỉ khác rắn hổ mây khổng lồ ở cái mình màu đen (hổ mây hơi mốc vàng) và cái đầu dẹt như cá trê. Con phướn rất ít khi xuất hiện. Tuy to lớn, nhưng nó lại rất nhút nhát. Cách đây vài chục năm, con phướn xuất hiện nhiều, ông Ba Lưới vẫn gặp liên tục, nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, không ai nhìn thấy nó nữa. Ở núi Cấm cũng từng tồn tại loài vật giống rết khổng lồ, to bằng bắp chân, nuốt chửng cả gà, vịt. Xưa kia, đạo sĩ Ba Lưới thường xuyên bắt con vật này nướng ăn. Thịt nó rất ngọt.
Tuy nhiên, theo đạo sĩ Ba Lưới, loài bò sát khủng khiếp nhất ở vùng Bảy Núi chính là rắn hổ mây. Đạo sĩ Ba Lưới tỏ ra hơi bực mình vì nhiều người cho rắn hổ mây là loài vật huyền thoại, hư cấu, là chuyện của bác Ba Phi. “Tui lấy danh dự, nhân phẩm của một đạo sĩ cả đời tu tâm dưỡng tánh để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải chuyện phiếm”. Nói rồi, ông lên căn chòi gỗ nơi ông tu tập mang cho tôi xem một tập tài liệu giới thiệu cầu kỳ về Thất Sơn do UBND tỉnh An Giang phát hành. Trong tập tài liệu ấy, có vài dòng nhắc đến chuyện đạo sĩ Ba Lưới, với hai lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Việc tập tài liệu giới thiệu về Thất Sơn nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ, có lẽ không còn là chuyện hư cấu nữa rồi.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, cả đời học võ để rèn đạo và tự vệ chứ không phải để săn muông thú. Một lần hạ sát cọp và 2 lần hạ thủ hổ mây khổng lồ, cũng đều là tự vệ trước sự tấn công của nó.
Lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ đầu tiên là năm ông ngoài 30 tuổi, khoảng năm 1944. Khi đó, rừng rú vùng Thất Sơn hoang rậm, cây to vài người ôm, hổ mây có rất nhiều. Chẳng ai dám đặt chân lên những quả núi này ngoài những đạo sĩ có có võ nghệ xuất quỷ nhập thần, sở hữu nhiều bài thuốc trị rắn độc đặc hiệu. Tuy nhiên, các đạo sĩ và hổ mây đất ai người đó sống, không xâm phạm lẫn nhau. Loài hổ mây có thể nuốt chửng trâu, bò rừng, bò ra mép sông, suối xơi cả cá sấu, nhưng tuyệt nhiên không dám tấn công các đạo sĩ. Thời điểm đó, đạo sĩ Ba Lưới tu luyện mãi trên đỉnh núi. Nơi ông tu luyện cũng xuất hiện một con hổ mây khổng lồ. Buổi trưa, ông vẫn thấy nó cuộn thân trên những cành cây cổ thụ để ngủ trưa. Có hôm, phần đầu nó ẩn trong tán cây, mà đuôi vẫn đong đưa dưới đất. Mỗi khi nghe tiếng ào ào như giông bão, thì chắc chắn hổ mây đang đuổi theo con mồi.
Năm đó, tháng 4 cỏ cháy, khí hậu nóng ran, chiến tranh, bom đạn lại khốc liệt. Có lẽ do khí hậu nóng bức, con hổ mây vốn hiền lành này bỗng đổi tính đổi nết. Tầm giữa sáng, đạo sĩ Ba Lưới xách đòn gánh và mang theo cái búa xuống ấp Thiên Tuế. Chiếc đòn gánh này được đẽo từ loại gỗ tốt, một đầu nhọn, một đầu tù, ông dùng để gánh trọng lượng tới 200kg. Đi được nửa dốc, con hổ mây khổng lồ bò ra chặn đường. Bình thường, hổ mây gặp người đều chạy mất, hoặc đường ai nấy đi, nhưng con hổ mây này lại bò ra chặn đường ông Ba Lưới, nên ông biết rằng nó sẽ tìm cách tấn công. Đạo sĩ Ba Lưới dừng chân, nhìn thẳng vào mắt nó. Nó vẫn nằm im chặn đường ông. Ông nhặt hòn đá nhỏ ném dọa nó, tức thì nó rùng rùng chuyển động, rồi dựng đầu lên, cao đến ngọn cây. Cái mang nó bành ra, chiều ngang bằng cả sải tay. Cái đầu đu đưa trên không, đôi mắt dòm xuống đạo sĩ Ba Lưới. Đoán biết con rắn này sẽ tìm cách nuốt chửng mình, nên ông quẳng chiếc búa xuống đất, vung đòn gánh thủ thế.
Rơi vào hoàn cảnh đó, song tinh thần ông Ba Lưới không hề lung lay. Theo ông, nếu đối mặt rắn hổ mây khổng lồ, bị mất tinh thần, thì chỉ có làm mồi cho nó. Với thân hình khổng lồ, dài vài chục mét, lướt đi như giông bão, thì không ai có thể thoát khỏi miệng nó nếu nó cố tình muốn ăn thịt. Vừa thủ thế, đạo sĩ Ba Lưới vừa nhìn thẳng vào mắt nó, đoán ý định và cách thức tấn công của nó. Thấy con mồi nhìn chằm chằm, cái đầu nó lắc lư, sàng qua sàng lại để tìm điểm sơ hở. Ông Ba Lưới cũng như các đạo sĩ vùng Thất Sơn đều giỏi võ rắn, nên cách thức tấn công của rắn, ông đều nắm được. Những loài rắn lớn, đặc biệt là hổ mây, khi nó nhòm về hướng nào, thì nhất định sẽ tấn công theo hướng đó.
Con rắn thè lưỡi, há miệng rồi chụp thẳng xuống đất. Đạo sĩ Ba Lưới tung người lên không tránh cú mổ trời giáng của con rắn. Lúc bật lên không trung, ông xoay một vòng, vung đòn gánh vụt một cú nẩy tay vào sống cổ con rắn. Con rắn trúng cú đánh đau đớn nên càng giận dữ điên cuồng. Nó tiếp tục thu người, dựng đứng lên, liên tiếp mổ xuống nhanh như chớp. Tuy nhiên, đạo sĩ Ba Lưới cũng nhanh như chớp tránh những cú mổ của nó. Cứ mỗi lần tránh đòn, vọt lên không trung, ông lại bật ra vài đòn gánh. Một khoảnh rừng rộng cả ngàn mét vuông cây cỏ táp đi, rung bần bật như giông bão. Cảnh tượng đạo sĩ Ba Lưới đánh nhau với rắn khổng lồ chả khác gì trong những câu chuyện thần thoại. Cuộc quần thảo, hết né đòn đến phản công diễn ra chừng nửa tiếng đồng hồ mà con rắn không hề mệt. Càng đánh, nó càng tỏ ra giận dữ. Với loài rắn, chỉ cần đánh gãy sống lưng là nằm im một chỗ, nhưng con rắn này quá lớn, xương cứng như thép, lại được bọc bởi một lớp da cứng, lớp mỡ dày, nên những cú đánh trời giáng của đạo sĩ Ba Lưới không đủ sức làm gãy xương sống của nó.
Biết rằng, nếu không hạ được nó ngay, mình sẽ kiệt sức và bị nó nuốt chửng, nên đạo sĩ Ba Lưới quyết định dùng đến thế võ Bình phong lạc nhạn mà ông vẫn thường xuyên rèn luyện suốt bao năm qua. Hai chân thủ thế vững chắc, vận hết công lực vào đôi chân và đôi tay. Con rắn cũng ngóc cao đầu lấy đà quyết tung đòn hiểm. Nó há cái miệng đỏ tòm, thè lưỡi lòng thòng, rồi bất ngờ chụp xuống như bão cuốn. Đạo sĩ Ba Lưới nhanh như chớp lùi lại 3 bước tránh cú chụp, ông phóng người lên tận ngọn cây. Con rắn chụp hụt, thì ngóc đầu lên. Trong hoàn cảnh đó, ông vung gậy phi xuống. Liên tiếp 3 cú vụt như sét đánh trúng đầu con rắn trong khi đạo sĩ Ba Lưới vẫn lơ lửng trên không. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn to bằng bắp chân gãy đôi. Đạo sĩ Ba Lưới rơi xuống đất trong tư thế vững vàng, trong khi con rắn khổng lồ oặt cổ đổ thân như sợi bún. Cái đầu khổng lồ của nó bất động, nhưng thân nó còn vùng vẫy một thời gian khá dài mới chịu nằm im. Theo đạo sĩ Ba Lưới, đòn thứ nhất đánh vỡ hộp sọ con rắn, còn đòn thứ 2, thứ 3 đánh vỡ óc. Khi đó, đạo sĩ Ba Lưới mới thấm được công dụng của thế võ Bình phong lạc nhạn mà người thầy bí ẩn truyền cho. Sau trận hạ rắn khổng lồ đó, ông càng luyện tập kỹ càng hơn thế võ bí truyền này.
Sau khi hạ con rắn, ông đã gọi một số người dân quanh núi lên xẻ thịt rắn về ăn. Tuy nhiên, chỉ có vài người dám theo ông lên núi xem xác con rắn. Người dân đều sợ rắn khổng lồ trả thù, truy tìm ăn thịt, nên không dám vào rừng xem xác rắn. Đạo sĩ Ba Lưới cùng một số người đo đạc, tính toán cân nặng của con rắn. Mọi người đều khẳng định con rắn này nặng cỡ 500 đến 600kg. Thân nó to bằng cây thốt nốt. Đạo sĩ Ba Lưới thử ôm thân nó mà một vòng tay không hết. Những người chứng kiến xác con rắn gồm ông Tư Hèo, Ba Hột, Hai Hiên, Bảy Lành, đều sống quanh xã An Hảo. Tuy nhiên, những ông này đều đã về thiên cổ cả rồi. Nhưng chuyện đạo sĩ Ba Lưới giết rắn khổng lồ họ kể với con cháu thì vẫn lưu truyền ở vùng Thất Sơn.
Sau lần hạ rắn hổ mây khổng lồ đó, ông Ba Lưới vẫn có nhiều lần giáp mặt rắn hổ mây. Tuy nhiên, đường rắn rắn đi, đường ông ông đi, không xâm phạm gì nhau. Bản thân ông Ba Lưới cũng muốn sống hòa bình với rắn, cọp. Tuy nhiên, loài vật này không phải lúc nào cũng hiền lành. Vào năm 1960, khi đạo sĩ Ba Lưới gần 50 tuổi, lại lần nữa ông hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Không hiểu con rắn này đói ăn, hay có thù oán gì với con người mà tìm đến chỗ ông ở để phá hoại. Đàn chó ông nuôi gồm 10 con lần lượt bị con hổ mây khổng lồ nuốt mất, tịnh không còn con nào nữa. Đàn khỉ thường về rẫy mì của ông có tới 100 con, nhưng cứ vơi dần. Biết rằng, khi nào con rắn xơi hết chó của ông, nó sẽ tìm cách ăn thịt ông, nên đi đâu đạo sĩ Ba Lưới cũng vác theo cái quéo (loại dao phát rừng). Chiếc quéo này ông tự rèn, dài gần 2m, rất sắc. Sáng đó, ông vác quéo cùng ba lô vào rừng lấy thuốc. Vừa rời khỏi nhà một đoạn, thì thấy tiếng xào xạc, re re trong rừng. Con hổ mây khổng lồ bò đến trước mặt ông. Con rắn này không dựng đầu lên tận ngọn cây rồi bổ nhào đớp mồi, mà nó há miệng toang hoác rồi phóng thân song song mặt đất để tấn công. Trong đời mình, ông Ba Lưới chưa từng gặp con hổ mây nào hung dữ và ham mồi như thế. Tuy nhiên, chính thói hung hăng đã khiến nó chủ quan, mất cảnh giác. Đạo sĩ Ba Lưới bay người lên không trung. Con rắn phóng hụt, lao qua. Nó chưa kịp ngoái lại, thì chiếc quéo ngọt lịm đã cắt phăng đầu nó. Chỉ trong chưa đầy một giây, với thế Bình phong lạc nhạn kết hợp quyền đao, ông đã hạ con hổ mây khổng lồ một cách ngon lành. Theo đạo sĩ Ba Lưới, con hổ mây này nhỏ hơn con trước một chút, nhưng cũng phải nặng cỡ nửa tấn. Thân nó dài 20 mét có dư.
Sau vụ hạ 2 con hổ mây khổng lồ, đạo sĩ Ba Lưới ít gặp những con hổ mây lớn như thế. Tuy nhiên, ông vẫn gặp những con nặng cỡ 200 đến 300kg. Tôi hỏi, bây giờ Thất Sơn liệu còn rắn hổ mây khổng lồ không? Đạo sĩ Ba Lưới khẳng định vẫn còn. Tuy nhiên, theo ông loài rắn này đã trốn hết vào những hang động và ẩn mình thật sâu trong lòng núi. Cũng có thể chúng đã bỏ đi nơi khác sạch trơn. Con người đã cướp hết môi trường sống của loài hổ mây khổng lồ vùng Bảy Núi.
Cuộc xả súng như vãi đạn của mấy chục người tiêu diệt quái vật rắn khổng lồ ở Phú Quốc
Trong những ngày thang lang tìm hiểu rắn khổng lồ ở quanh núi Thất Sơn, một số cụ già hiểu biết về loài rắn này khẳng định rằng, loài rắn to bằng cây thốt nốt già không còn xuất hiện khoảng 20 năm trở lại đây. Từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, không ai còn gặp loài rắn này nữa. Người thì bảo chúng đã bị giết sạch, người thì bảo chúng đã bỏ vùng Bảy Núi trốn xuống tận rừng tram U Minh Thượng rộng mênh mông, người lại khẳng định loài rắn khổng lồ hổ mây đã bơi ra biển trốn vào đại ngàn Phú Quốc. Từ đỉnh Thiên Cấm Sơn huyền thoại đến U Minh Thượng và Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang quả không xa lắm. Vậy là tôi lên đường ra đảo Phú Quốc để tìm loài rắn hổ mây khổng lồ.
Thầy giáo ăn thịt hổ mây
Trước khi ra đảo Phú Quốc, tôi gặp anh Phạm Văn Hạnh, ở cơ quan Thi hành án tỉnh Kiên Giang. Nói chuyện rắn hổ mây, anh Hạnh hào hứng hẳn lên. Anh bảo, anh vốn là người ngoài Bắc, quê Thái Bình, lúc mới vào vùng đất tận cùng Tổ quốc, thi thoảng nghe người nọ, người kia kể về rắn khổng lồ, thân to bằng cây dừa, anh cũng không tin lắm. Tuy nhiên, được nghe kể nhiều quá, từ miệng toàn những người lớn tuổi, có tri thức đàng hoàng, nên anh không thể không tin. Anh Hạnh chỉ tôi đến gặp ông Trần Văn Nhâm, người từng kể rõ ràng, chi tiết với anh về loài rắn hổ mây khổng lồ. Sở dĩ anh Hạnh tin lời ông Nhâm, vì ông Nhâm là giáo viên đáng kính. Hiện ông Nhâm đã về hưu, sống tại xã Tân Thạnh, vùng ven của rừng quốc gia U Minh Thượng, thuộc huyện An Minh (Kiên Giang).
Nhắc đến chuyện rắn hổ mây khổng lồ, ông Nhâm tỏ ra rất giận những người cho chuyện rắn hổ mây là chuyện phóng đại của bác Ba Phi. Ông Nhâm đã lấy danh dự của một nhà giáo về hưu khẳng định rằng, rắn hổ mây không phải là chuyện bịa đặt, vớ vẩn. Rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật. Bản thân ông không những tận mắt nó, mà con tham gia bắt, làm thịt một con hổ mây khá lớn.
Chuyện ấy xảy ra cách nay đã tròn 30 năm. Khi đó, ông Nhâm mới ra ở riêng. Vợ chồng ông dựng một ngôi nhà lá ở bìa rừng U Minh Thượng để ở. Hôm đó, đang ngủ trưa, giấc ngủ chưa sâu, thì choàng tỉnh giấc bởi mái nhà rung lắc. Con chó săn của ông mọi khi hung dữ là vậy, mà chui tọt vào gầm giường, ánh mắt rất sợ hãi. Ông chột dạ, chẳng lẽ có ông hổ nào mò về bắt người. Ông với con dao, lò dò ra bên ngoài ngó nghiêng. Thế nhưng, tuyệt nhiên không thấy ông hổ nào cả. Nhìn lên mái nhà, ông cứng người khi thấy một con rắn khổng lồ, thân to bằng cây chuối lớn, da hơi mốc vàng nằm vắt ngang mái nhà ông. Nó đang dũi dũi cái đầu, đục thủng mái nhà, để chui xuống để tóm con chó. Ông nhẹ nhàng chạy ra ngõ, tri hô hàng xóm. Dân ấp thấy ông tri hô rắn khổng lồ, tức thì người mang dao, người mang gậy, người mang xiên cá, chĩa ba ngạnh cùng bao vây, tấn công con rắn. Hàng chục chiếc chĩa phóng tới tấp, xuyên thủng mình con rắn. Mấy thanh niên can đảm xông vào dung dao chém con rắn tới tấp. Con rắn to là vậy, nhưng không thể chống cự với mấy chục người hung hăng. Nó đã bị chém chết. Xác con rắn nằm vắt ngang sân, dài chừng 13m, nặng đúng 150kg. Cả xóm cùng lột da, xẻ thịt con rắn hổ mây khổng lồ. Bữa đó, mỗi gia đình trong ấp được chia vài ký thịt rắn, cùng thưởng thức linh đình. Ông Nhâm tâm sự: “Về rắn hổ mây, tui xin khẳng định là có thật một trăm phần trăm. Không chỉ tui nhìn thấy hắn, ăn thịt hắn, mà nhiều người cũng từng bắt gặp hắn, thậm chí bắt được hắn. Rừng U Minh Thượng bị cháy khủng khiếp quá, loài rắn khổng lồ cũng bỏ đi hết trơn rùi. Tui nghĩ có 2 nơi chúng đi, một là kéo sang rừng U Minh Hạ, hai là bơi qua biển ra đảo Phú Quốc. Rắn hổ mây ở Phúc Quốc mới khủng khiếp. Đời làm nhà giáo của tui cũng dăm lần bảy lượt được ra đảo Phú Quốc. Đồng nghiệp dạy ở các điểm trường lẫn trong rừng Phú Quốc cũng kể nhiều về rắn hổ mây lắm”.
Thợ săn hạ sát hổ mây
Tôi đã đặt chân đến hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên khắp đất nước, song chưa từng thấy ở đâu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt như ở hòn đảo ngọc này. Ngoài việc tuần tra, kiểm soát gắt gao của lực lượng kiểm lâm, có lẽ địa hình giữa biển khơi, người dân cũng thuần, nên rừng tự nhiên được bảo vệ rất tốt. Kiểm lâm viên Lưu Đức Tuấn cho biết, Vườn quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích 31 ngàn héc-ta, trải rộng trên toàn bộ huyện đảo. Rừng già tràn ra tận ven biển, sát nách thịt trấn Dương Đông. Rừng mới được thành lập năm 2001, chưa được khảo sát, nghiên cứu nhiều, các loài động, thực vật cũng chưa biết hết, nên vẫn còn nhiều bí ẩn.
Về chuyện rắn hổ mây, kiểm lâm viên Lưu Đức Tuấn khẳng định rằng, đó là loài rắn có thật. Không chỉ hổ mây, mà rừng Phú Quốc là môi trường có rất nhiều loài rắn. Rắn độc trong lõi vườn quốc gia còn rất nhiều. Anh em kiểm lâm ngày nào cũng tuần rừng, và không chuyến đi nào không gặp một vài con rắn lớn. Anh Tuấn kể: “Rắn hổ mây tôi gặp nhiều rồi, nhưng đáng tiếc là chỉ gặp những con nhỏ, thân cỡ cái ống bơ sữa 1 ký, dài 5-6m, nặng trên dưới 20 ký. Không chỉ hổ mây, mà hổ chúa ở Vườn quốc gia Phú Quốc cũng to như thế. Còn những con rắn mà các cụ kể to bằng khạp da bò, bằng cây thốt nốt, nặng vài trăm ký thì chúng tôi chưa gặp bao giờ, chỉ nghe các cụ già kể lại. Tôi cũng không rõ chuyện này thực hư ra sao nên không dám phát ngôn”. Cũng theo anh Tuấn, anh từng có mấy năm trời phục vụ chị Cúc ở Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật ngoài Hà Nội nghiên cứu các loài đặc hữu ở Vườn quốc gia Phú Quốc. Chị Cúc nói với anh rằng, qua nghiên cứu, chị thấy hầu hết các loài rắn ở Phú Quốc đều to hơn rắn cùng loài ở nơi khác rất nhiều. Do đó, anh suy đoán rằng, có thể Phú Quốc cũng tồn tại những con rắn lớn khác thường, to gấp vài lần rắn ở nơi khác.
Anh Tuấn kể rằng, trong đời anh, lần tận mắt con hổ mây lớn nhất là vào năm 1991. Quê anh Tuấn ở mãi Hà Giang. Cuộc sống vùng núi miền biên ải khó khăn quá, nên anh theo anh chị vào Kiên Giang, rồi ra đảo Phú Quốc làm thuê làm mướn. Trước anh làm công cho một trang trại trồng hồ tiêu. Sau này, có duyên với việc đi rừng, nên xin vào ngành kiểm lâm.
Đó là hồi cuối năm 1991, cũng đã hơn 20 năm. Khi anh Tuấn đang làm vườn hồ tiêu ở bìa rừng già, thì gặp ông Tư Hùng, thợ săn nổi tiếng Phú Quốc hớt hải chạy ra, mặt mũi vẫn còn tái nhợt. Anh liền theo ông Tư Hùng vào rừng. Anh cũng lạnh cả người khi tận mắt con rắn khổng lồ, thân to bằng cái phích, dài ngót chục mét. Con rắn nằm trên vũng máu, nhưng đuôi vẫn ngoe nguẩy. Con chó săn của ông Tư Hùng nằm chết thẳng cẳng ngay miệng nó. Ông Tư Hùng kể rằng, ông dắt 2 con chó vào rừng đi săn như mọi hôm. Vừa vào bìa rừng khu vực Bãi Thơm, thì con chó đi trước kêu ẳng một cái. Không rõ chuyện gì, ông xách súng xông lên. Con chó thứ hai đi theo ông chạy lên, rồi cúp đuôi trốn phía sau lưng ông. Con rắn khổng lồ đang ngoạm ngang lưng con chó săn của ông và tìm cách nuốt chửng. Sau khi hoàn hồn, ông Tư Hùng giương súng ngắm bắn. Phát đạn của ông trúng sống lưng con rắn. Con rắn tức giận nhả chó lao đến phía ông, tuy nhiên, viên đạn trúng sống lưng khiến nó không bò được nữa. Ông Tư Hùng bình tĩnh lên đạn, bồi phát nữa trúng đầu. Con rắn hổ mây chết ngay tại chỗ. Ông Tư Hùng và anh Tuấn đã đẵn một đoạn cây, vắt con rắn lên, rồi khênh ra khỏi rừng. Hai người khiêng được con rắn ra khỏi rừng thì mệt nhoài, phải để con rắn lại rồi gọi thêm người. Sau đó, mấy người trong nhà ông Hùng đến khiêng rắn về. Anh Tuấn tiếp tục công việc làm thuê của mình. Sau đó, anh nghe kể lại rằng, ông Tư Hùng đặt con rắn lên cân, và nó nặng đúng 51 ký.
Để xác thực chuyện anh Tuấn kể, tôi tìm đến khu vực Kho Đạn, đường K8, để tìm gặp ông Tư Hùng. Ông Tư Hùng sống trong một nông trang với rừng rú vây quanh. Trong nhà ông nuôi cả bầy khỉ do ông săn được. Tiếc rằng, chỉ có người con trai của ông ở nhà. Ông Hùng đi dự đám cưới mãi trong đất liền, không biết khi nào mới ra Phú Quốc. Chuyện ông Tư Hùng săn được vô số rắn, trong đó có cả rắn hổ mây khổng lồ được người con trai của ông xác nhận.
Sau này, khi thành cán bộ kiểm lâm, anh Tuấn rất quan tâm đến rắn hổ mây, đặc biệt là hổ mây khổng lồ. Anh đã gặp nhiều cụ già ở đảo và điều tra về loài rắn mang tính huyền thoại này. Trong số những người mà anh gặp gỡ, thì có cụ Tám Đô, nhà ở ngay bìa rừng Phú Quốc. Bản thân anh Tuấn cũng đã được thấy chiếc quạt, mà theo lời ông Tám Đô thì chiếc quạt đó là vẩy của một con hổ mây khổng lồ bị giết. Theo anh Tuấn, cái quạt đó đúng hình cái vẩy, có màu như màu rắn hổ mây mà ông Tư Hùng giết cách đây 20 năm.
Tưởng tàu ngầm, nã đạn giết rắn khổng lồ
Đứng trên con đường mới tinh từ thị trấn Dương Đông vào Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc nhìn thấy ngôi nhà của ông Tám Đô, nhưng tôi tìm mãi mà chẳng thấy ngõ vào. Tôi phải cắt vườn một gia đình hàng xóm để vào nhà ông. Bà cụ, vợ ông Tám Đô nằm đung đưa thảnh thơi trên võng. Thấy khách lạ, bà nhỏm dậy ngơ ngác một lúc rồi mới cất tiếng gọi chồng.
Ông Tám Đô năm nay đã tròn 83 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn, hoạt bát. Bà vợ bị bệnh, nằm một chỗ, không làm được gì nhiều năm nay, một tay ông vẫn chăm bẵm bà chu đáo. Ông bảo, không phải nhà ông không có ngõ, cũng có một cái lối đi, nhưng cả tháng ông bà chẳng ra khỏi nhà lấy một lần, con cái mải làm ăn, thi thoảng mới qua nhà, nên cỏ mọc bít hết, chẳng biết đâu là ngõ, đâu là vườn nữa. Ông bà sống đơn giản, vui vẻ, xa lánh trần tục, chả khác gì cao nhân ẩn tu… bìa rừng.
Nhắc đến chuyện rắn hổ mây khổng lồ, ông Tám Đô hào hứng hẳn lên. Ông bảo, có hai chuyện ông say mê kể cho con cháu bao năm nay, ấy là chuyện ông đánh Pháp, đánh Mỹ, và chuyện rắn hổ mây khổng lồ ở Phú Quốc. Theo ông, ở vùng Phú Quốc này, ông chính là người nắm được nhiều chuyện nhất về rắn khổng lồ. Ngoài ra, còn một người nữa, cũng biết khá nhiều chuyện về rắn hổ mây, là Sáu Mẫn và Bảy Hải, hiện đang sống ở thị trấn Dương Đông. Những người tìm hiểu về rắn hổ mây đều gặp ông và Sáu Mẫn hoặc Bảy Hải. Tuy nhiên, gặp ông mới chuẩn xác. Ông Sáu Mẫn và Bảy Hải tuy cũng biết nhiều chuyện, nhưng chỉ là cháu gọi ông bằng cậu, ít tuổi hơn ông, ít lăn lộn trong rừng hơn ông và đặc biệt là tận mắt rắn hổ mây khổng lồ cũng ít hơn ông.
Ông Tám Đô kể rằng, từ tổ tiên đến đời ông, là đã có tổng cộng 9 đời ở hòn đảo này rồi. Tổ tiên ông ra đảo từ lúc đào còn hoang sơ, người ít, rắn rết thì nhiều. Sống kham khổ giữa rừng, nhưng ông và người cha của mình đều là lão thành cách mạng sừng sỏ ở đất Phú Quốc. Ba ông từng là du kích chống Pháp, thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng, tiêu diệt không biết bao nhiêu kẻ địch. Tuy nhiên, giặc Pháp đã bắt được ba ông. Tra khảo không được gì, chúng đánh ba ông đến chết. Căm thù giặc, nên 17 tuổi, Tám Đô đã tình nguyện theo bộ đội đánh giặc. Ông từng làm nhiệm vụ bảo vệ nhiều cán bộ cấp cao, các chí sĩ cách mạng, cả những tù nhân Phú Quốc. Chiến đấu từ thời trai trẻ đến khi hòa bình, trải qua kháng chiến chống Pháp, rồi Mỹ - Ngụy, ông được chúng “tặng” vài viên đạn vào người. Bao năm chiến đấu trong rừng, ông có cả ngàn cơ hội giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ.
Theo ông Tám Đô, toàn bộ rừng rú Phú Quốc có tổng số 99 quả núi. Loài hổ mây khổng lồ tập trung nhiều nhất ở núi Hòn Chảo, Hòn Nhặt và đặc biệt là những quả núi ở khu vực núi Hàm Rồng thuộc Bãi Thơm. Những quả núi ở Bãi Thơm có rất nhiều hang động vừa rộng, vừa sâu. Thời kỳ kháng chiến, du kích của ta thường trú ngụ ở trong những hang động này để tránh sự truy lùng, càn quét của địch.
Ông Tám Đô kể lại lần kinh hãi khi gặp một con rắn hổ mây lớn chưa từng có ở khu vực núi Hàm Rồng: “Ngày đó, cỡ năm 1960, tui và bác sĩ Dũng, bác sĩ Dư cùng một số du kích, sau khi tấn công địch, đã rút vào khu vực Hàm Rồng để trốn sự truy lùng của giặc. Ngày đó, khu vực lẩn trốn là một rừng mây chằng chịt, ken đặc, nên tui cùng mấy đồng chí mang dao phát mở lối. Bỗng nhiên, từ phía xa giông gió nổi ào ào, dơi và quạ bay nhao nhao đen đặc cả bầu trời. Từ trong rừng mây, một con rắn khổng lồ ngóc đầu lên, cao dễ đến 50 thước. Con rắn khổng lồ cứ thế táp đàn dơi và quạ bay nháo nhác trên không trung. Mấy người chứng kiến sợ quá chui hết vào hang tránh để con rắn khổng lồ nhìn thấy. Đến giờ nghĩ lại lần gặp con rắn ấy tui vẫn còn hãi hung. Lúc đầu trông thấy nó ngóc đầu lên, tui lại bảo cây gì mà to thế, đen thế!”.
Còn tiếp...
Dương Ngọc
(Ảnh tác giả và ông Ba Lưới, núi Cấm)
la di da 在 Meicyun Channel Youtube 的精選貼文
※English is the bottle
大変お待たせしました!禁断の交わり!?
軟式野球162キロ!世界最速の男vs人類初240キロをキャッチした女!まさに矛と盾!矛盾の戦い!世界よ!これが日本だ!
----------------------
English
Thank you very much for your patience! Forbidden mating!
Rubber balls162km/h! The world's fastest man vs. the woman who caught the first 240 km/h of humanity!
It's a battle of contradictions! The world! This is Japan!
-----------------------
Chainese
非常感谢您的耐心等待!禁止交配!
橡皮球162km/h!世界上最快的男人VS抓到人类第一个240km/h的女人!
矛盾之战!世界!这就是日本!
非常感謝您的耐心等待!禁止交配!
橡皮球162km/h!世界上最快的男人VS抓到人類第一個240km/h的女人!
矛盾之戰!世界!這就是日本!
----------------------
Korea
기다려 주셔서 감사합니다! 짝짓기 금지!
고무공162km/h! 세계에서 가장 빠른 남자 vs. 인류 최초의 240km/h를 잡은 여자!
모순의 전쟁이다! 세계! 일본이다!
----------------------
Thailand
ขอบคุณมากสำหรับความอดทนของคุณ! ห้ามผสมพันธุ์!
ลูกยาง162km/h! ผู้ชายที่เร็วที่สุดในโลกกับผู้หญิงที่จับมนุษย์ได้ 240 กม./ชม. แรก!
มันคือการต่อสู้ของความขัดแย้ง! โลก! นี่คือญี่ปุ่น!
---------------------
Indonesia
Terima kasih banyak atas kesabaran Anda! Perkawinan terlarang!
Bola karet162km/jam! Pria tercepat di dunia vs. wanita yang menangkap 240 km/jam pertama umat manusia!
Ini adalah pertempuran kontradiksi! Dunia! Ini adalah Jepang!
---------------------
हिंदी, हिन्दी
आपके धैर्य के लिए बहुत-बहुत धन्यवाद! निषिद्ध संभोग!
रबर की गेंदें 162km/h! दुनिया का सबसे तेज पुरुष बनाम महिला जिसने इंसानियत की पहली 240 किमी/घंटा पकड़ी!
यह अंतर्विरोधों की लड़ाई है! दुनिया! यह जापान है!
---------------------
Russian
Большое спасибо за ваше терпение! Запрещенное спаривание!
Резиновые мячи162 км/ч! Самый быстрый в мире мужчина против женщины, которая поймала первые 240 км/ч человечества!
Это битва противоречий! Мир! Это Япония!
---------------------
Spanish, Espanol
¡Muchas gracias por su paciencia! ¡Acoplamiento prohibido!
¡Pelotas de goma162km/h! ¡El hombre más rápido del mundo contra la mujer que atrapó los primeros 240 km/h de la humanidad!
¡Es una batalla de contradicciones! ¡El mundo! ¡Esto es Japón!
Muito obrigado por sua paciência! Proibido o acasalamento!
Bolas de borracha162km/h! O homem mais rápido do mundo contra a mulher que pegou os primeiros 240 km/h da humanidade!
É uma batalha de contradições! O mundo! Isto é o Japão!
Muito obrigado pela vossa paciência! Proibido o acasalamento!
Bolas de borracha162km/h! O homem mais rápido do mundo contra a mulher que apanhou os primeiros 240 km/h da humanidade!
É uma batalha de contradições! O mundo! Isto é o Japão!
-----------------------
French
Merci beaucoup pour votre patience ! L'accouplement interdit !
Balles en caoutchouc162km/h ! L'homme le plus rapide du monde contre la femme qui a capturé les premiers 240 km/h de l'humanité !
C'est une bataille de contradictions ! Le monde ! C'est le Japon !
----------------------
German
Vielen Dank für Ihre Geduld! Verbotene Paarung!
Gummibälle162km/h! Der schnellste Mann der Welt gegen die Frau, die die ersten 240 km/h der Menschheit eingefangen hat!
Ein Kampf der Widersprüche! Die Welt! Das ist Japan!
-----------------------
Arabic
شكرا جزيلا على صبرك! التزاوج ممنوع!
الكرات المطاطية بسرعة 162 كم / ساعة أسرع رجل في العالم مقابل المرأة التي حصدت أول 240 كم / ساعة للبشرية!
انها معركة التناقضات .. العالم .. هذه اليابان .. !!
----------------------
🔥メンバーシップ始動🔥
YouTube menbership
https://www.youtube.com/channel/UCg2s...
----------------------------------------------------
🔥めいちゅんのお仕事依頼はこちら🔥
For Business HERE
[email protected]
----------------------------------------------------
🔥めいちゅん各SNSはこちら🔥
SNS :PLS FOLLOW ME
TWITTER:https://twitter.com/emumityan_4199
INSTAGRAM:https://instagram.com/meicyun1120?igs...
TIKTOK:https://vt.tiktok.com/SKn5Ho/
----------------------------
🔥めいちゅんプロデューサー🔥
Meicyun Produce Twitter
https://twitter.com/MeicyunProducer
-------------------------------
#野球女子
#めいちゅん
#ギャル
#baseball
#crazy
https://twitter.com/MeicyunProducer
la di da 在 Meicyun Channel Youtube 的精選貼文
※English is the bottle
大変お待たせしました!禁断の交わり!?
軟式野球162キロ!世界最速の男vs人類初240キロをキャッチした女!まさに矛と盾!矛盾の戦い!世界よ!これが日本だ!
🔥撮影協力 内田さん🔥
【NEOLAB・内田さんのTwitter】
https://twitter.com/NEOLAB_Uchida
内田さん主宰プロ野球選手も参加する
野球オンラインサロン「NEOREBASE」
https://www.neolab.one/neorebase
内田さんが155km/hを投げている動画
https://youtu.be/V423Z0c_M1c
【関東最大級室内 M2 SPORTS FIELD】
https://www.m2sportsfield.com/
【M2 SPORTS FIELD インスタグラム】
https://www.instagram.com/m2base_offi...
---------------------------------------------------------------------
🔥野球YouTuber向編🔥
【危険】めいちゅんが捕れない軟式世界最速155キロ右腕の火の玉ストレートを見逃すな。【ビタドメ】
https://www.youtube.com/watch?v=JxDgAD9xPCc&t=632s
【魔球】軟式145キロの無回転ボールをギャルに投げ込む怪物投手!ムコウズ打線がドン引きする圧巻の投球…打てる人いますか?
https://www.youtube.com/watch?v=_YhET2Qez-o&t=79s
【野球YouTuber向Twitter】
https://twitter.com/89muko?lang=ja
【向のインスタグラム】
https://www.instagram.com/89youtuber_...
----------------------
English
Thank you very much for your patience! Forbidden mating!
Rubber balls162km/h! The world's fastest man vs. the woman who caught the first 240 km/h of humanity!
It's a battle of contradictions! The world! This is Japan!
-----------------------
Chainese
非常感谢您的耐心等待!禁止交配!
橡皮球162km/h!世界上最快的男人VS抓到人类第一个240km/h的女人!
矛盾之战!世界!这就是日本!
非常感謝您的耐心等待!禁止交配!
橡皮球162km/h!世界上最快的男人VS抓到人類第一個240km/h的女人!
矛盾之戰!世界!這就是日本!
----------------------
Korea
기다려 주셔서 감사합니다! 짝짓기 금지!
고무공162km/h! 세계에서 가장 빠른 남자 vs. 인류 최초의 240km/h를 잡은 여자!
모순의 전쟁이다! 세계! 일본이다!
----------------------
Thailand
ขอบคุณมากสำหรับความอดทนของคุณ! ห้ามผสมพันธุ์!
ลูกยาง162km/h! ผู้ชายที่เร็วที่สุดในโลกกับผู้หญิงที่จับมนุษย์ได้ 240 กม./ชม. แรก!
มันคือการต่อสู้ของความขัดแย้ง! โลก! นี่คือญี่ปุ่น!
---------------------
Indonesia
Terima kasih banyak atas kesabaran Anda! Perkawinan terlarang!
Bola karet162km/jam! Pria tercepat di dunia vs. wanita yang menangkap 240 km/jam pertama umat manusia!
Ini adalah pertempuran kontradiksi! Dunia! Ini adalah Jepang!
---------------------
हिंदी, हिन्दी
आपके धैर्य के लिए बहुत-बहुत धन्यवाद! निषिद्ध संभोग!
रबर की गेंदें 162km/h! दुनिया का सबसे तेज पुरुष बनाम महिला जिसने इंसानियत की पहली 240 किमी/घंटा पकड़ी!
यह अंतर्विरोधों की लड़ाई है! दुनिया! यह जापान है!
---------------------
Russian
Большое спасибо за ваше терпение! Запрещенное спаривание!
Резиновые мячи162 км/ч! Самый быстрый в мире мужчина против женщины, которая поймала первые 240 км/ч человечества!
Это битва противоречий! Мир! Это Япония!
---------------------
Spanish, Espanol
¡Muchas gracias por su paciencia! ¡Acoplamiento prohibido!
¡Pelotas de goma162km/h! ¡El hombre más rápido del mundo contra la mujer que atrapó los primeros 240 km/h de la humanidad!
¡Es una batalla de contradicciones! ¡El mundo! ¡Esto es Japón!
Muito obrigado por sua paciência! Proibido o acasalamento!
Bolas de borracha162km/h! O homem mais rápido do mundo contra a mulher que pegou os primeiros 240 km/h da humanidade!
É uma batalha de contradições! O mundo! Isto é o Japão!
Muito obrigado pela vossa paciência! Proibido o acasalamento!
Bolas de borracha162km/h! O homem mais rápido do mundo contra a mulher que apanhou os primeiros 240 km/h da humanidade!
É uma batalha de contradições! O mundo! Isto é o Japão!
-----------------------
French
Merci beaucoup pour votre patience ! L'accouplement interdit !
Balles en caoutchouc162km/h ! L'homme le plus rapide du monde contre la femme qui a capturé les premiers 240 km/h de l'humanité !
C'est une bataille de contradictions ! Le monde ! C'est le Japon !
----------------------
German
Vielen Dank für Ihre Geduld! Verbotene Paarung!
Gummibälle162km/h! Der schnellste Mann der Welt gegen die Frau, die die ersten 240 km/h der Menschheit eingefangen hat!
Ein Kampf der Widersprüche! Die Welt! Das ist Japan!
-----------------------
Arabic
شكرا جزيلا على صبرك! التزاوج ممنوع!
الكرات المطاطية بسرعة 162 كم / ساعة أسرع رجل في العالم مقابل المرأة التي حصدت أول 240 كم / ساعة للبشرية!
انها معركة التناقضات .. العالم .. هذه اليابان .. !!
----------------------
🔥メンバーシップ始動🔥
YouTube menbership
https://www.youtube.com/channel/UCg2s...
----------------------------------------------------
🔥めいちゅんのお仕事依頼はこちら🔥
For Business HERE
[email protected]
----------------------------------------------------
🔥めいちゅん各SNSはこちら🔥
SNS :PLS FOLLOW ME
TWITTER:https://twitter.com/emumityan_4199
INSTAGRAM:https://instagram.com/meicyun1120?igs...
TIKTOK:https://vt.tiktok.com/SKn5Ho/
----------------------------
🔥めいちゅんプロデューサー🔥
Meicyun Produce Twitter
https://twitter.com/MeicyunProducer
-------------------------------
#野球女子
#めいちゅん
#ギャル
https://twitter.com/MeicyunProducer
la di da 在 MN Family Vlogs Youtube 的最佳解答
Xin chào cả nhà!
Cuối tuần vừa rồi, đội MN Toys đi quay phim cổ tích hài Tấm cám cả ngày nên đã xin được ăn trưa luôn tại nhà cổ. Đội mình chỉ có 5 chị em nên được cô chú chủ nhà đồng ý.
Bữa cơm có món đặc sản gà mía luộc/ hấp lá chanh, củ cải xào, canh cải, trứng rán. Thời tiết rất nóng, hơn 40 độ, không có điều hòa, có 1 cái quạt công nghiệp và mấy cái quạt treo tường nên video rất ồn. Các bạn thông cảm nha.
? ? ? QUẨY HÈ CHẤT - SALE NGÂY NGẤT - SHOPEE - SPIKE DAY 25.6 ? ? ?
* Sách - 15 Năm Chờ Đợi Chim Di Trú https://shp.ee/zcjkduw
* Cây Xương Rồng Nhảy Múa Nhại Tiếng Việt Nhồi Bông Cao Cấp Memon https://shp.ee/tzp7j4e
* Bộ 2 Nước Súc Miệng Ngừa Sâu Răng Listerine Natural Green Tea 750ml x2 chai https://shp.ee/t9c9mdn
* Quạt điều hòa tích hợp quạt sưởi 2 chiều Vie FAMILY - Quạt điều hòa không khí https://shp.ee/296z8vn
* Bộ đôi kem dưỡng giảm mụn, ngừa thâm La Roche Posay Effaclar Duo+ 40ml và Xịt khoáng làm dịu da 50ml https://shopee.vn/a-i.37251700.2487465125
* Áo Thun Tay Lỡ Nam Nữ Form Rộng URBAN OUTFITS In FutureLand ATO16 Cotton 4 Chiều Local Brand https://shp.ee/ysahiu6
FB Và Kênh Youtube của gia đình MN Family Vlogs
Đinh Đại Nghĩa : https://www.facebook.com/dainghia25
Dainghia25 : https://bit.ly/3jpSqLJ
Nguyễn Thu Phượng : https://www.facebook.com/thuphuong1981
Phuong vlek : https://bit.ly/37IuUr0
Đinh Hồng Minh : https://bit.ly/34pfAO1
Hongminh25 : https://bit.ly/3mhvJLH
Trịnh Hồng Anh : https://www.facebook.com/honganh0388
Cảm ơn các bạn đã xem nhớ Like, Share Video nhé!
Đăng ký kênh để theo dõi video mới nhất : https://www.youtube.com/c/MNFamilyVlogsST1981
© Bản quyền thuộc về MN Toys Family Vlogs
© Copyright by MN Toys Family Vlogs
☞ Do not Reup and Use videos of MN Toys Family Vlogs for any purpose
OfficialChannel: https://www.youtube.com/c/MNFamilyVlogsST1981
la di da 在 陳卡特- <EVERGLOW 新歌-LA DI DA> 這波主打真的有驚豔到 ... 的推薦與評價
<EVERGLOW 新歌-LA DI DA>. 這波主打真的有驚豔到 . 無論是選曲和MV 製作都是KPOP 一流水準. 曲風致敬80 年代electro-pop 舞曲. ... <看更多>
la di da 在 新歌分享!Dru Chen - La Di Da - 音樂板 - Dcard 的推薦與評價
新歌分享!Dru Chen - La Di Da. 音樂. 2021年11月15日22:50. 偶然在Spotify上聽到,好喜歡這首歌的旋律,還有歌手的嗓音! ... <看更多>
la di da 在 The Internet - La Di Da (Official Video) - YouTube 的推薦與評價
The Internet's " La Di Da " is taken from the new album HIVE MIND - out nowGet it everywhere: http://smarturl.it/hivemindalbumDirected by Matt ... ... <看更多>